Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 11


Đề bài

Câu 1. Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chủ yếu của việc cắt bỏ hết lá để:

A. loại bỏ sây bệnh trên cành ghép

B. tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

C. tập trung nước để nuôi các cành ghép

D. tránh gió mưa làm lay cành ghép

Câu 2. Hoocmon nào sau đây do tuyến giáp tiết ra?

A. tiroxin                                B. Ơstrogen

C. testosteron                        D. Insulin

Câu 3. Nhóm thực vật nào sau đây có thụ tinh kép?

A. thực vật hạt trần

B. thực vật hạt kín

C. dương xỉ

D. Rêu

Câu 4. Êtylen có tác dụng nào sau đây

A. thúc đẩy quá trình chín của quả

B. diệt cỏ có chọn lọc

C. kìm hãm sự rụng lá (hoa, lá, quả)

D. thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây

Câu 5. Khi nói về lợi ích của cây mọc từ cành chiết so với cây mọc từ hạt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Đặc tính di truyền giống mẹ

(2) Cây con dễ chăm sóc

(3) Cùng lúc tạo được nhiều cây con từ một cây mẹ

(4) Có rễ ngay trên cây mẹ nên các cây mọc từ cành chiết dễ thích nghi với môi trường biến đổi

(5) Thời gian thu hoạch sớm

A. 5                                        B. 2

C. 4                                        D. 3

Câu 6. Việc uống thuốc tránh thai có tác dụng:

A. ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

B. ngăn không cho trứng chín và rụng

C. cản trở hình thành phôi

D. cản trở sự phát triển phôi

Câu 7. Nhóm động nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

A. côn trùng                           B. cá chép

C. tôm                                    D. ếch nhái

Câu 8. Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm những mục đích nào sau đây?

(1) dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép

(2) cành ghép không bị rơi

(3) cành ghép dễ ra rễ

(4) nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài

(5) nhanh chóng hình thành cây mới

A. 2,3,5                                  B. 1,2,3,4,5

C. 1,2,4                                  D. 1,3,4,5

Câu 9. Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?

A. cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng

B. cơ thể thực vật tạo hoa

C. cơ thể thực vật ra hoa

D. cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa

Câu 10. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản:

A. sinh dưỡng                        B. hữu tính

C. bào tử                                D. giản đơn

Câu 11. Ví dụ nào sau đây thuộc loại  ở thực vật?

A. từ một quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây non

B. từ một cành của cây mẹ sinh ra nhiều cây con

C. từ một lá của cây mẹ sinh ra nhiều cây con

D. từ một củ của cây mẹ sinh ra nhiều cây con

Câu 12. Auxin có tác dụng nào trong các tác dụng dưới đây?

A. ngăn chặn sự hóa già của tế bào

B. kéo dài và lớn lên của tế bào

C. tác dụng đến sự rụng lá

D. kích thích phân chia tế bào

Câu 13. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. bằng giao tử cái

B. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ

C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái

D. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái

Câu 14. Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức nào sau đây?

A. phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng

B. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh

C. phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh

D. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh

Câu 15. Phương thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật có đặc điểm:

A. con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành

B. con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí

C. con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trưởng thành

D. con non rất khác với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí

Câu 16. Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta thường áp dụng biện pháp nào sau đây?

A. bố trí con đực và con cái như nhau trong đàn

B. tăng nhiều con cái trong đàn

C. tăng nhiều con đực trong đàn

D. chọn các con non có kích thước bé để nuôi

Câu 17. Ở thực vật có hoa, hạt được hình thành từ bộ phận nào sau đây?

A. bầu nhụy

B. noãn sau thụ tinh

C. túi phôi

D. noãn bầu

Câu 18. Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. nhiệt độ cao

B. nhiệt độ thấp

C. ánh sáng yếu

D. ánh sáng mạnh

Câu 19. Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ

(2) thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm

(3) thiếu iot làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên

(4) iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin

(5) thiếu iot làm trẻ có trí tuệ kém phát triển

A. 5                                        B. 2

C. 4                                        D. 3

Câu 20. Khi nói về đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) chỉ cần một cá thể gốc

(2) cá thể mới luôn được hình thành từ trứng không được của cá thể gốc

(3) không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái

(4) có sự tham gia giữa hai cá thể khác giới

(5) dựa trên quá trình nguyên phân

A. 4                                        B. 1

C. 3                                        D. 2

Câu 21. Đối với sự phát triển của cơ thể động vật, hoocmon tiroxin có bao nhiêu tác dụng sinh lí sau đây?

(1) kích thích biến đổi nòng nọc thành ếch nhái

(2) làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do tăng cường sinh trưởng

(3) tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể

(4) tăng cường quá trình tổng hợp protein trong mô và cơ quan

(5) kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ sinh dục

A. 4                                        B. 1

C. 5                                        D. 3

Câu 22. Ở thực vật, hoocmon giberelin (GA) có bao nhiêu tác dụng sinh lí?

(1) tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây

(2) kích thích nảy mầm của hạt

(3) kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên

(4) kích thích ra rễ phụ

(5) tạo quả không hạt

A. 2                                        B. 5

C. 4                                        D. 3

Câu 23. Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm dựa vào căn cứ nào?

A. tầng sinh mạch

B. tầng sinh vỏ

C. các tia gỗ

D. vòng năm

Câu 24. Phương thức sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở động vật có đặc điểm:

A. con non có đặc điểm cấu tạo, hình thái tương tự con trưởng thành

B. không phải qua lột xác

C. qua nhiều lần lột xác

D. con non giống hệt con trưởng thành về cấu tạo sinh lí chỉ khác về kích thước và khối lượng

Câu 25. Thế nào là sinh sản hữu tính ở động vật? Các giai đoạn của sinh sản hữu tính?

Câu 26. Thế nào là thụ tinh kép?

Câu 27. Trình bày cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện : Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

1.C

2.A

3.B

4.A

5.D

6.B

7.B

8.C

9.A

10.A

11.A

12.D

13.D

14.B

15.D

16.C

17.B

18.B

19.C

20.C

21.D

22.D

23.D

24.A

Câu 1

Mục đích chủ yếu của việc cắt bỏ hết lá để tập trung nước để nuôi các cành ghép.

Chọn C

Câu 2 

Tuyến giáp tiết hoocmon tiroxin.

Ơstrogen do buồng trứng tiết ra

Testosteron do tinh hoàn tiết ra.

Insulin do tuyến tụy tiết ra.

Chọn A

Câu 3 

Ở thực vật có hoa có hiện tượng thụ tinh kép.

Chọn B

Câu 4 

Êtylen có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của quả.

Chọn A

Câu 5 

Cây mọc từ cành chiết sẽ

(1) Đặc tính di truyền giống mẹ

(3) Cùng lúc tạo được nhiều cây con từ một cây mẹ

(5) Thời gian thu hoạch sớm

Ý (2), (4) không đúng vì đặc tính di truyền của cây con giống mẹ nên kém thích nghi khi điều kiện môi trường thay đổi.

Chọn D

Câu 6 

Việc uống thuốc tránh thai có tác dụng ngăn không cho trứng chín và rụng.

Chọn B

Câu 7 

Cá chép có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

Tôm biến thái không hoàn toàn

Ếch nhái, côn trùng biến thái hoàn toàn

Chọn B

Câu 8 

Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm:

(1) dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép

(2) cành ghép không bị rơi

(4) nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài

Chọn C

Câu 9 

Sinh trưởng của thực vật lá quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Qúa trình cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng là quá trình sinh trưởng.

Chọn A

Câu 10

Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản sinh dưỡng.

Chọn A

Câu 11 

Từ một quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây non là ví dụ về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Chọn A

Câu 12 

Auxin có tác dụng kích thích phân chia tế bào.

A: Xitokinin

B: GA

C: AAB

Chọn D

Câu 13 

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

Chọn D

Câu 14

Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Chọn B

Câu 15 

Phương thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật có đặc điểm: con non rất khác với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí

VD: Sâu non và bướm.

Chọn D

Câu 16

Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta thường áp dụng biện pháp tăng nhiều con đực trong đàn vì con đực có kích thước lớn và lớn nhanh.

Chọn C

Câu 17

Ở thực vật có hoa, hạt được hình thành từ noãn sau thụ tinh.

Chọn B

Câu 18 

Xuân hóa là hiện tượng ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá.

Chọn B

Câu 19

Các phát biểu đúng về vai trò của iot đối với cơ thể người là:

(1) thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ

(2) thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm

(4) iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin

(5) thiếu iot làm trẻ có trí tuệ kém phát triển

Ý (3) sai, thiếu iot làm phì đại tuyến giáp gây bệnh bướu cổ, không phải làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên.

Chọn C

Câu 20

Phát biểu đúng về sinh sản vô tính ở động vật là:

(1) chỉ cần một cá thể gốc

(3) không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái

(5) dựa trên quá trình nguyên phân

Chọn C

Câu 21

Hoocmon tiroxin có tác dụng:

(1) kích thích biến đổi nòng nọc thành ếch nhái

(2) làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do tăng cường sinh trưởng

(4) tăng cường quá trình tổng hợp protein trong mô và cơ quan

Chọn D

Câu 22

GA có tác dụng:

(1) tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây

(2) kích thích nảy mầm của hạt

(5) tạo quả không hạt

Chọn D

Câu 23 

Người ta có thể xác định tuổi cây nhờ vào vòng gỗ trong thân.

Chọn D

Câu 24

Phương thức sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở động vật có đặc điểm con non có đặc điểm cấu tạo, hình thái tương tự con trưởng thành.

Chọn A

Câu 25

Khái niệm: Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Ở hầu hết các loài quá trình sinh sản đều trải qua 3 giai đoạn:

1. Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng)

+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng

+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

2. Thụ tinh 

+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)

Ở động vật có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài (xảy ra trong môi trường nước) và thụ tinh trong (xảy ra trong cơ quan sinh sản).

3. Phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai

Câu 26

Quá trình thụ tinh kép (Hạt kín): Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn.

Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi → giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.

+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) → hợp tử (2n)

+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) → nhân nội nhũ (3n)

Câu 27 

Cơ chế điều hoà sinh tinh

 

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.

- Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

Sinh trứng

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.

+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

+ Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

Nguồn: sưu tầm.