Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9
Đề bài
Câu 1. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Tảo quang hợp tổng hợp chất hữu cơ còn nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho địa y. Đây là ví dụ về mối quan hệ ...
A. kí sinh B. cộng sinh
C. cạnh tranh D. đối địch
Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ.
B. Thành phần nhóm tuổi
C. Độ đa dạng.
D. Tỉ lệ đực - cái.
Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh?
A. Rừng B. Đất
C. Khoáng sản D. Sinh vật
Câu 4. Trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn thường gặp là:
A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải
C. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ
D. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải
Câu 5. a. Kể tên các môi trường sống của sinh vật? Lấy ví dụ 3 sinh vật sống trong mỗi môi trường sống khác nhau?
b. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường?
Câu 6. Cho các quần thể sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Xây dựng 5 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
b. Xây dựng lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên ?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
C |
D |
Câu 1
Đây là mối quan hệ cộng sinh cả 2 loài tham gia đều có lợi.
Chọn B
Câu 2
Độ đa dạng không phải là đặc trưng của quần thể đây là đặc trưng của quần xã
Chọn C
Câu 3
Khoáng sản là tài nguyên không tái sinh
Chọn C
Câu 4
Trong chuỗi thứ ăn trật tự các sinh vật là Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải
VD: Lúa → sâu → chim ăn sâu → VSV
Chọn D
Câu 5
a. Các dạng môi trường là:
+ Môi trường đất: Chuột chũi, giun đất
+ Môi trường nước: Cá, rùa..
+ Môi trường trên cạn - không khí: người, hổ..
+ Môi trường sinh vật: Giun móc, giun đũa, ve chó…
VD: Cá chép sống ở dưới nước
Người sống trên mặt đất
Giun đất sống trong lòng đất
Giun đũa kí sinh trong ruột người
b.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người: Đốt cháy nhiên liệu thải các khí độc vào khí quyển, dùng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất, các tác nhân sinh học, các chất phóng xạ....
+ Hoạt động của tự nhiên: Núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
- Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển....
Câu 6
a. Một chuỗi thức ăn phải có đủ sinh vật sản xuất – sinh vật tiêu thụ - sinh vật phân giải:
Các chuỗi thức ăn có thể có là:
1. Cỏ → thỏ → mèo rừng → hổ → VSV
2. Cỏ → sâu hại thực vật → chim ăn sâu → mèo rừng → hổ → VSV
3. Cỏ → dê → hổ → VSV
4. Cỏ → sâu hại thực vật → chim ăn sâu → VSV
5. Cỏ → thỏ → mèo rừng → VSV
b.
Nguồn: sưu tầm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9 timdapan.com"