Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 6


Đề bài

Câu 1: Hãy giải thích:

- Tại sao giữa các tòa nhà lớn thường có khe hở?

- Tại sao các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su.

- Tại sao ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ?

- Tại sao không nên để xe đạp ngoài nắng?

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự chuyển từ thể ...........  sang thể............. gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở............................ của chất lỏng.

b. ..................... bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào................. ,........ và

............................................... của chất lỏng.

c. Sự chuyển từ thể ...........  sang thể ............  gọi là sự ngưng tụ. Đây làquá trình ngược của quá trình .................................  Sự ngưng tụ xảy ra........................... khi nhiệt độ.....................

d. Sau khi mưa mặt đường sẽ khô nhanh nếu ười ..............................  và có

e. Trong các bình đựng chất lỏng đặc kín thì .....................................  và ............................ đồng thời xày ra. Hai quá trình này cân bằng nhau nên lượng chất lỏng trong bình.................................... 

Câu 3: Em hãy đổi 0°F. 68°F. 132°F. 241°F ra °c. 

Câu 4:  Để nâng một vật. ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đật tại A. Khối lượng vật là 36kg, AB = 2,5 m, OB = 25cm.

a) Biêt độ lởn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điếm đặt của lực tới điểm tựa. Hãy xác định lực tác đụng.

b) Khi nào thì lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Hãy giải thích:

-  Giữa các tòa nhà lớn thường có khe hở là đẻ cho các khối bê tông giãn nở.

-  Các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su là để ống giãn nở.

-  Ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ là để khí hoặc hơi xăng bay ra ngoài khi giãn nở.

-  Không nên để xe đạp ngoài nắng vì khi nắng không khí trong săm xe dãn nở làm nổ săm xe. 

Câu 2:

a. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.

b. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

c. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược của quá trình bay hơi. Sự ngưng tụ xảy ra nhanh khi nhiệt độ giảm.

d. Sau khi mưa mặt đường sẽ khô nhanh nếu trời nắng và có gió.

e. Trong các bình đựng chất lỏng đậy kín thì sự bay hơi và sự ngưng tụ đồng thời xảy ra. Hai quá trình này cân bàng nhau nên lượng chất lỏng trong bình không đổi. 

Câu 3:

+ 0°F = (0 - 32)/1,8 = -17,78°c.

+ 68°F = (68 - 32)/1 ,8 = 20°c.

+ 132°F = (132 - 32)/1,8 = 55,56°c.

+ 241°F = (241 - 32)/1 8 = 116,1°c.

Câu 4:

a. Độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì càng nhỏ bấy nhiêu lần. Trọng lượng vật: P = 10.m = 360N, AB = 2,5m = 250cm.

Suy ra OA = 225cm thì OB = 25cm, OA = 9.0B, vậy lực tác dụng của nhỏ hơn trọng lượng của vật 9 lần, tức là 4N

b. Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật.

Bài giải tiếp theo
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6