Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 6


Đề bài

Câu 1. Dùng đòn bẩy để nâng vật khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (Fi)?

A . Khi OO2 < OO1                 

B. Khi OO2 = OOi

C. Khi OO2 > OOi                   

D. Khi O1O2 < OO1

Câu 2. Trường hợp nào dưới đáv dược dùng đế đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định?

A . Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ xuống.

B . Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ xuống,

C. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ lên.

Câu 3. Khi rót nước sôi vào hai cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh.

B . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều,

C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.

D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phải dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế rượu.                    

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.            

D. Nhiệt kế nào cũng được.

Câu 5. Trong thực tế ta thấy có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không thấy nhiệt kế nước, vì sao?

A . Vì nước là một chất lỏng trong suốt khó nhìn thấy.

B . Vì nước truyền nhiệt không đều.

C . Vì nước nở vì nhiệt rất ít.

D. Vì một lí do khác các lí do nêu trên.

Câu 6. 50°F ứng với bao nhiêu độ °c?

A. 32°c

B. 12°c.                                   

C. 10°c.                                   

D. 22°c.

Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Ngọn nến đang cháy.         

B. Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra.

C . Xi măng đông cứng lại.     

D. Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra.

Câu 8. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ của chất lỏng.

B. Lượng chất lỏne.

C . Diện tích mặt thoáng chất lỏng.

D. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.

Câu 9. Bên ngoài thành cốc đựng nuớc đá có nước

A . Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước,

C . Nước trong còc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 10. Căn cứ mực chất lỏng trong ống, em hãy ghi các giá trị nhiệt độ sau đây vào các hình A. B, c, D cho phù hợp: 10 c, 15°c, 20°c , 25°c.

B . TỰ LUẬN

Câu 11:

a) Hãy nêu tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết.

b) Em hãy cho một thí dụ về việc sử dụng máy cơ đon giản trong cuộc sổng.

Câu 12. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải ......................... vòng kim loại để nó............... , hoặc ta phải........................ quả cầu để nó.................

b. Khi nung nóng............... quả cầu tăng lên, ngược lại................. của nó sẽ.................... khi.................

c. Chất rắn........... khi nóng lên, co lại khi.............

d. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày,.............. tăng lên đột ngột làm thủy tinh................ đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.

e. Các chất rắn khác nhau thì....................... khác nhau. 

Câu 13. Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bị. máy móc, ta thấy các môi hàn được làm băng chì? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác? 

Câu 14. Em hãy đổi 14°c, 35°c, 48°c. 96°c ra °F

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn C

Dùng đòn bẩy để nâng vật, khi OO2 > OO1 thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (Fi).

Câu 2. Chọn B

Để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định ta phải móc lực kế vào dây ròng rọc, sau đó cầm vào thân của lực kể kéo từ từ xuống.

Câu 3. Chọn D

Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày mòng khác nhau, cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn, vì cốc dày giãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Chọn c

Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phài dùng nhiệt kế thủy ngân.Vì nhiệt kế thủy ngân mới có GHĐ đến 100°c là nhiệt độ nước sôi.

Câu 5. Chọn D

Vì nước giãn nở đặc biệt, có một khoảng từ 0°c đến 4°c không theo quy luật, nhiệt độ khi này tăng thì nước lại co lại. Đó là lí do khác các lí do đã nêu.

Câu 6. Chọn C

Câu 7. Chọn C

Hiện tượng xi mãng đông cứng lại không liên quan đến sự nóng chảy 8.Chọn B

Tốc độ bay hơi cua một chất lỏng không phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bình.

Câu 9. Chọn D

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh.

Câu 10.

+ Bình A mực chất lòng cao nhì nên nhiệt độ cao thứ nhì (20°C);

+ Bình B mực chất lòne thấp nhất nên nhiệt độ thấp nhất (10°C);

+ Bình c mực chất lỏng thấp nhì nên nhiệt độ thấp thứ nhì (15°C);

+ Bình D mực chất lỏng cao nhất nên nhiệt độ cao thứ nhất (25°C);

Câu 11.

a) Nêu tên các loại máy cơ đơn giàn đã được học: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc

b)   Một thí dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sổng

+ Bác thợ nề dùng ròng rọc đưa các vật liệu lên cao.

Câu 12.

a) Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải nung nóng vòng kim loại để nó dãn nở, hoặc ta phải làm lạnh quả cầu đế nó co lại.

b) Khi nung nóng thể tích quả cầu tăng lên. ngược lại thế tích của nó sẽ giảm đi khi làm lạnh.

c) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

d) Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh dãn nở đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.

e)  Các chất rắn khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 13.

      Các linh kiện trên các mạch điện có các tính chất nếu gặp nhiệt độ cao thì dễ bị hư hỏng. Vì vậy phải chọn chì là vật liệu nóng chảy ở nhiột thấp đề hàn các linh kiện lại với nhau.

Câu 14.

+) 14°c = 32°F                    +) 14.1,8°F = 57,2°F.

+) 35°c = 32°F                    +) 35.1,8°F = 95°F.

+) 48°c = 32°F                    +) 48.1,8°F = 118,4°F

+) 96°c = 32°F                    +) 96.1,8°F = 204,8°F.