Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 8


Đề bài

I. TRC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì:

A. Da sạch không có vi khuẩn đột nhập vào cơ thể.

B. Tắm rửa, kì cọ là hình thức xoa bóp da, làm cho các mạch máu dưới da lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt.

C. Giúp da tạo nhiều Vitamin D, chống bệnh còi xương.

D. Giúp cơ thể chịu đựng được những thời tiết như mưa, nắng, nóng, lạnh đột ngột.

2. Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bọng đái.

C. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh

D. Câu A và B đúng.

3. Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucôzơ thì người sẽ bị bệnh gì ?

A. Dư insulin

B. Đái tháo đường

C. Sỏi thận

D. Sỏi bọng đái.

4. Điều khiển hoạt động các nội quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, bài tiết là do:

A. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron

D. Sợi trục

5. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôpxin. Nếu thiếu Vitamin A, tế bào que sẽ không hoạt động → thiếu rôđôpxin → người sẽ bị:

A. Cận thị            B. Quáng gà

C. Viễn thị           D. Loạn thị

Câu 2. Quan sát sơ đồ tuỷ sống cắt ngang dưới đây:

Hình 7. Tuỷ sống cắt ngang


1. Cho các cụm từ: chất trắng, chất xám, rãnh trước, rãnh sau, rễ trước, rễ sau, dây thần kinh tủy hãy chú thích vào các số (từ số 1 - số 7) ở  hình trên.

2. Nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua:

A. Rễ sau                        

B. Rễ trước

C. Rãnh trước                 

D. Dây thần kinh tủy

3. Nhóm sọi thần kỉnh vận động nối với tuỷ sống qua:

A. Rễ sau                        

B. Rễ trước

C. Rãnh trước     

D. Dây thần kinh tuỷ

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Hãy trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ được mức ổn định.

Câu 2. So sánh phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 3. Hãy trình bày các chức năng của da. Các chức năng đó do bộ phận nào đảm nhiệm ? Chức năng nào của da là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

5

B

D

B

B

B

1. Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì: Tắm rửa, kì cọ là hình thức xoa bóp da, làm cho các mạch máu dưới da lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt.

Chọn B

2. Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bọng đái.

Chọn D

3. Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucôzơ thì người sẽ bị bệnh Đái tháo đường

Chọn B

4. Điều khiển hoạt động các nội quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, bài tiết là do: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Chọn B

5. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôpxin. Nếu thiếu Vitamin A, tế bào que sẽ không hoạt động → thiếu rôđôpxin → người sẽ bị: Quáng gà

Chọn B

Câu 2.

1.

1.Chất trắng;              2. Chất xám;

3. Rãnh sau;               4. Rễ sau;

5. Dây thần kinh  tuỷ;  6. Rễ trước:

7. Rãnh trước:

2. A (Rễ sau)

3. B (Rễ trước)

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ được ở mức ổn định:

- Khi tỉ lệ đường trong máu tăng cao hơn 0.12% sẽ kích thích tế bào β trong đảo tuỵ tiết insulin chuyển glucôzơ thừa trong máu thành glycôgen dự trữ.

- Khi ti lệ đường trong máu giảm so với mức bình thường sẽ kích thích tế bào α của đảo tuỵ tiết glucagon biến glycôgen dự trữ thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường trong máu trở lại bình thường.

Câu 2. So sánh phân hệ giao cảm và phân hệ đối-giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Những điểm giống nhau:

- Đều bao gồm phần trung ương (hạch xám trong trụ não hoặc trong tủy sống) và phần ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh).

- Các dây thần kinh li tâm đi đến các cư quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.

- Điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.

Những điểm khác nhau:

Cấu tạo

Phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

Trung ương

Các nhân xám ở  sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực 1 đến tuy thất lưng III)

Các nhân xám ở trụ nào và đoạn cùng tủy sống

Ngoại biên gồm:

Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron)

Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêlin)

Nơron sau hạch (không có bao miêlin)

Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách

Sợi trục ngắn

Sợi trục dài

Hạch gần cơ quan phụ trách

Sợi trục dài

Sợi trục ngắn

Câu 3. * Các chức năng của da

- Da có chức năng che chở, bảo vệ. Tầng sừng có khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập, các tuyến nhờn tiết chất nhờn chứa lizôzim có khả năng diệt khuẩn, lớp tế  bào sắc tố của tầng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia tử ngoại. Ngoài ra, lớp mô liên kết đàn hồi và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học và che chở cho cơ thể.

- Da có chức năng điều hòa thân nhiệt nhờ có các tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường, mạch máu dưới da dãn tăng khả năng toả nhiệt của da. Khi trời lạnh, mạch máu dưới da co, cơ chân lông co da săn lại (hiện tượng nổi da gà) làm giám khả năng thoát nhiệt. Lớp mỡ dưới da cũng góp phần chống lạnh cho cơ thể.

- Da còn có chức năng cảm giác nhờ cáp thụ quan (thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau đớn) với dây thần kinh phân bố trong lớp bì ở các vị trí nông sâu khác nhau tuỳ loại tiếp nhận các kích thích theo dây hướng tâm truyền về trung ương cho ta cảm giác tương ứng.

- Da cũng góp phần thực hiện chức năng bài tiết nhờ các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn

- Da có chức năng làm đẹp...

- Trong các chức năng trên thì chức năng bảo vệ và điều hòa thân nhiệt là quan trọng nhất vì da bao bọc toàn bộ cơ thể, không có cơ quan, bộ phận nào thay thế được, 90% lượng nhiệt toả ra qua bề mặt da bảo đảm thân nhiệt luôn ổn định.