Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Đâu là một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ.
B. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa.
C. Phát triển với nhiều thể loại phong phú.
D. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do.
Câu 2. Đâu là trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương.
B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng.
C. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.
D. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa.
Câu 3. Nội dung nào thể hiện trong các thế kỉ XVI – XVIII Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước?
A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa.
B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông.
C. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo.
D. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.
Câu 4. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, khoa học – tự nhiên không có điều kiện phát triển không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.
B. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến.
C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.
D. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải điểm mới của văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Văn học chữ Hán ngày càng đóng vị trí quan trọng.
B. Văn học dân gian ngày càng phát triển.
C. Đời sống tinh thần của nhân dân được đề cao hơn.
D. Văn học bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Câu 6. Sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã có hành động gì?
A. Cho quân rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa.
B. Kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh.
C. Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
D. Tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 7. Khi xây dựng vương triều mới, vua Quang Trung giữ mối quan hệ như thế nào đối với nhà Thanh?
A. mâu thuẫn sâu sắc.
B. đối đầu gay gắt.
C. hòa hảo.
D. tuyệt giao hoàn toàn.
Câu 8. Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Đoạn tư liệu trên chứng tỏ điều gì?
A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi.
B. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta.
C. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn.
D. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn.
Câu 9. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
B. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc.
C. Diễn ra trong thời gian ngắn, với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
D. Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi.
Câu 10. Tác dụng quan trọng nhất từ những việc làm của vua Quang Trung sau khi thành lập vương triều là gì?
A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị.
C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm.
D. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Hãy rút ra đặc điểm và phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)?
Câu 2: (2 điểm) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ (Quang Trung) trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
D |
B |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 123.
Cách giải:
Văn học dân gian từ thế kỉ XVI đến XVIII phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, vừa phản ánh những phong tục tập quán hay đặc điểm của quê hương.
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 123.
Cách giải:
Một trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là: trên các vì kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật, nô đùa, hát xướng, …
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 121.
Cách giải:
Từ thế kỉ XVI đến XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi => Đạo Thiên Chúa trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 122, suy luận.
Cách giải:
Xét đáp án B: khoa học tự nhiên là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao tiềm lực của đất nước. Xét thấy nó hoàn toàn phù hợp với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam chưa nhận thức được điều này, do chịu một ngàn năm Bắc thuộc và có vị trí địa lí gần một nền văn hóa lớn như Trung Hoa nên khoa học – kĩ thuật ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Hơn nữa, nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử (Nho giáo) nên chưa thúc đẩy nhân dân học hỏi và sáng tạo khoa học – kĩ thuật.
=> Nếu chính quyền phong kiến chủ trọng phát triển khoa học – tự nhiên thì đó là một chính sách phù hợp và tiến bộ, nâng cao tiềm lực đất nước để chống lại các thế lực ngoại xâm.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
*Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII là:
- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng.
- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 117.
Cách giải:
Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
- Sau khi đánh thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút không chỉ cho thấy sức mạnh mà còn cả uy tín của quân Tây Sơn. Sự ủng hộ của nhân dân cùng sự lãnh đạo tài tính của ba anh em nhà Tây Sơn là nhân tố quan trọng nhất mang đến thắng lợi.
- Từ uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn nên sau khi thua trận quân Xiêm mới “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh (1789) bao gồm:
- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).
- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.
- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.
- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Đáp án A: là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785).
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
* Những việc làm của vua Quang Trung:
- Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp.
- Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục, thi cử.
- Tổ chức quân đội quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đặt quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.
* Đánh giá:
- Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 117-119, phân tích, nhận xét.
Cách giải:
* Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789):
- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).
- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.
- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.
- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
* Phân tích nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.
- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.
- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.
Câu 2:
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh:
- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết timdapan.com"