Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Chương I - Sinh 12
Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Chương I - Sinh 12
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỀ SỐ 4
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Một gen có chiều dài 5100AoAo thực hiện nhân đôi đồng thời ở 4 đơn vị tái bản khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn Okazaki bằng 200 nu. Số đoạn ARN mồi là?
A. 20 B. 24 C. 23 D. 25
Câu 2: Một gen dài 4080 AoAo có số nu loại A bằng 2/3 một loại nu khác. Gen tái bản liên tiếp 4 lần thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:
A. A=T=7200,G=X=10800A=T=7200,G=X=10800
B. A=T=7680,G=X=11520A=T=7680,G=X=11520
C. A=T=14400,G=X=21600A=T=14400,G=X=21600
D. A=T=15360,G=X=23040A=T=15360,G=X=23040
Câu 3: Trong điều hòa hoạt động của Operon Lac khi môi trường không có lactôzơ, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Vùng mã hóa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Quá trình phiên mã gen cấu trúc bị ức chế.
C. Quá trình dịch mã không thể tiến hành được. D. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành.
Câu 4: Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?
A. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T và G liên kết với X).
B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 3’ - 5’.
C. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ - 3’.
D. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 3’ - 5’.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Đột biến xôma có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
(2) Đột biến tiền phôi xảy ra ở những lần phân bào đầu tiên của hợp tử tồn tại trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến giao tử phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
(4) Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân được gọi là các đột biến xôma.
(5) Đột biến gen có thể xảy ra trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng.
Số nhận xét đúng là?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực?
A. Phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực luôn có chiều dài bằng với gen quy định nó.
B. Phần ADN không mã hóa đóng vai trò điều hòa hoạt động gen hoặc không hoạt động.
C. Phần lớn mARN trưởng thành được tạo ra từ mARN sơ khai sau khi cắt bỏ các đoạn intron.
D. Có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn: từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
Câu 7: Đột biến gen là gì?
A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của một gen hoặc một số gen.
B. Biến đổi ở một hoặc một vài cặp tính trạng của cơ thể.
C. Phát sinh một hoặc một số gen mới từ một gen.
D. Biến đổi ở một hoặc một vài cặp nuclêôtit của một gen.
Câu 8: Bộ ba đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là:
A. Codon B. Anticodon C. Triplet D. Axit amin
Câu 9: Một gen ở tế bào nhân sơ có tổng số liên kết hóa trị bằng 4798, trong một lần tự sao đã làm đứt 3150 liên kết hiđro. Nếu là đột biến làm thay một cặp G - X bằng một cặp A - T thì số lượng từng loại nu sau đột biến bằng?
A. A=T=451,G=X=749A=T=451,G=X=749
B. A=T=749,G=X=451A=T=749,G=X=451
C. A=T=450,G=X=750A=T=450,G=X=750
D. A=T=750,G=X=450A=T=750,G=X=450
Câu 10: Cho các thông tin sau:
(1) Đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T
(2) Đột biến chuyển đoạn NST
(3) Đột biến đảo đoạn NST
(4) Đột biến lặp đoạn NST
(5) Đột biến mất đoạn NST
Có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình dạng của NST?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 11: Một gen dài 5100 Ăngstrong, có 3900 liên kết hidro. Gen tái bản tạo ra có hai mạch đơn, trong đó xét một mạch đơn thấy có 250 A và 400 X. Biết rằng, gen đó phiên mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 500 U, thì số lượng từng loại nu của mỗi phân từ mARN môi trường cung cấp là bao nhiêu?
A. Amt=500;Gmt=1500;Xmt=1200Amt=500;Gmt=1500;Xmt=1200
B. Amt=700;Gmt=800;Xmt=1000Amt=700;Gmt=800;Xmt=1000
C. Amt=500;Gmt=800;Xmt=1000Amt=500;Gmt=800;Xmt=1000
D. Amt=750;Gmt=1500;Xmt=1200Amt=750;Gmt=1500;Xmt=1200
Câu 12: Mức xoắn 3 của NST là?
A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm
C. Siêu xoắn, đường kính 300nm D. Crômatit, đường kính 700nm
Câu 13: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’ B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’ D. 5’UXG3’. 5’AGX3’
Câu 14: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là :
A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (5)
Câu 15: Từ 3 loại nucleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
A. 27 B. 48 C. 16 D. 9
Câu 16: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’
C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Câu 17: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
A. A=T= 9000; G=X=13500 B. A=T= 2400; G=X=3600
C. A=T=9600; G=X=14400 D. A=T=18000; G=X=27000
Câu 18: Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa?
A. Dựa vào cấu trúc của gen B. Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của gen
C. Dựa vào kiểu tác động của gen D. Dựa vào chức năng sản phẩm của gen
Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A=450; T=150; G=150; X=750 B. A=750; T=150; G=150; X=150
C. A=450; T=150; G=750; X=150 D. A=150; T=450; G=750; X=150
Câu 20: Gen có 1170 nucleotit và có G=4A. Sauk hi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:
A. 11417 B. 13104 C. 11466 D. 11424
Câu 21: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G – X. B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. mất một cặp A – T. D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
Câu 22: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (3), (4) và (5) D. (2), (4) và (5)
Câu 23: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng
A. 2nm B. 11nm C. 20nm D. 30nm
Câu 24: Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu chất có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?
A. Đó là châu chấu đực do ở châu chấu đực, cặp NST giới tính chỉ có một chiếc.
B. Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.
C. Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mấy đi một NST.
D. Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi 1 NST.
Câu 25: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 26: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là
A. làm đứt gãy NST, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
B. quá trình tổng hợp protein hình hành thoi phân bào bị ức chế ở kì đầu của phân bào.
C. rối loạn quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.
D. làm đứt gãy NST dẫn đến rối loạn sự tiếp hợp trong giảm phân I.
Câu 27: Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*R và ABPQ*FGH thuộc đạng dột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động B. đảo đoạn có tâm động
C. chuyển đoạn không tương hỗ D. chuyển đoạn tương hỗ
Câu 28: Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
B. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh alen mới.
Câu 29: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. AAb, aab, b B. Aab, b, Ab, ab C. Aabb D. Abb, abb, Ab, ab
Câu 30: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến
A. thể bốn B. thể ba C. thể không D. thể một
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | A | A | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | C | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | D | B | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | A | A | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | C | A | B | A |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Chương I - Sinh 12 timdapan.com"