Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 1 - Sinh học 7


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Chọn các cụm từ thích hợp điền vào bảng sau:

 

                             Đại diện

      Đặc điểm

Thuỷ tức

Sứa

San hô

1. Kiểu đối xứng

 

 

 

2. Cách di truyền

 

 

 

3. Cách dinh dưỡng

 

 

 

4. Cách tự vệ

 

 

 

5. Số lớp tế bào của thành cơ thể

 

 

 

6. Kiểu ruột

 

 

 

7. Sống đơn độc hay tập đoàn

 

 

 

Cụm lựa chọn

Không đối xứng, đối xứng toả tròn, kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, co bóp dù, không di chuyển, tự dưỡng, dị dưỡng, tự vệ nhờ tế bào gai, tự vệ nhờ di chuyển, ruột túi, ruột phân nhánh, hai lớp, ba lớp.

 

 

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.Trùng kiết lị có kích thước:

    A. Lớn hơn hồng cầu

    B. Bé hơn hồng cầu

    C. Bằng tiểu cầu

    D. Câu B, C

2. Nêu cấu tạo cơ thể trùng roi xanh.

    A.Cơ thể trùng roi xanh là một tế bào gồm màng, nhân, chất nguyên sinh (có

   chứa các hạt diệp lục, hạt dự trữ).

   B. Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù có một roi dài giúp cơ thể di chuyển

   C. Có điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng.

   D. Cả A, B và C đều đúng.

3.Những sinh vật nào sau đây không phải là đại diện thường gặp của ruột khoang?

     A. Thuỷ tức                  B. Sứa

    C. Hải quỳ                     D. San hô.

     E.Trùng biến hình

4.Có mấy ngành giun ?

     A. Ngành giun dẹp

    B. Ngành giun tròn

    C. Ngành giun đốt

    D. Cả A, B và C đều đúng.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Do đâu trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng ?

Câu 2. Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang ?

Câu 3. Vai trò thực tiễn của ngành Giun đốt ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Chọn các cụm lựa từ thích hợp điền vào bảng sau:

 

                            Đặc điểm  

      Đại diện         

Thuỷ tức

Sứa

San hô

1. Kiểu đối xứng

Toả tròn

Toả tròn

Toả tròn

2. Cách di truyền

Sâu đo, lộn đầu

Co bóp dù

Không

3. Cách dinh dưõng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

4. Cách tự vệ

Nhờ tế bào gai

Nhờ tế bào gai

Nhờ tế bào gai

5. Số lớp tế bào của thành cơ thể

2

2

2

6. Kiểu ruôt

Ruột túi

Ruột túi

Ruột túi

7. Sống đơn độc hay tập đoàn

Đơn độc

Đơn độc

Tập đoàn

 

Câu 2:

 

1

2

3

4

A

D

E

D

 

II.TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng:

-         Trùng roi có chứa diệp lục tố trong tế bào nên có thể thực hiện quang hợp khi có ánh sáng mặt trời, do vậy chúng tự dưỡng

-         Khi không có ánh sáng mặt trời, trùng không thể quang hợp được chúng sẽ mất dần màu xanh lá và sống dị dưõng bằng cách sử dụng chất hữu cơ như các động vật khác.

Câu 2. Đặc điểm chung cùa ngành Ruột khoang:

Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm:

- Đối xứng toả tròn

- Ruột dạng túi

- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

- Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

-         Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái.

Câu 3. Vai trò thực tiễn của ngành Giun đốt:

- Làm thức ăn cho người: rươi

- Làm thức ăn cho động vật khác: rươi, giun đỏ, giun đất.

- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất...

- Làm màu mỡ đất trồng: giun đất...

- Làm thức ăn cho cá: giun đỏ, giun đất, rươi...

- Có hại cho động vật và con người: đỉa, vắt...



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến