Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Phần 2 - Lịch sử 9
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Phần 2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay - Lịch sử 9
Đề bài
Câu 1. So với thời kì 1930 - 1931, chủ trương sách lược cách mạng của Đảng và hình thức đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 có gì khác? Vì sao?
Câu 2. Vì sao, Cách mạng tháng Tám 1945 đã nhanh chóng giành được thắng lợi trong cả nước?
Câu 3. Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
Lời giải chi tiết
Câu 1. So với thời kì 1930 - 1931, chủ trương sách lược cách mạng của Đảng và hình thức đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 có gì khác? Vì sao?
Nội dung |
1930- 1931 |
1936- 1939 |
Kẻ thù |
Đế quốc, phong kiến |
Phản động Pháp và tay sai |
Nhiệm vụ |
Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. |
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình. |
Mặt trận |
|
Mặt trận Nhân dân Phản đê Đông Dương sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. |
Hình thức phương pháp cách mạng |
Bí mật, bất hợp pháp, bạo động vũ trang. |
Hợp pháp, công khai, bán công khai. |
Như vậy so với thời kì 1930 - 1931, chủ trương, sách lược và hình thức đấu tranh trong thời kì này đều có nét khác. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước. Đặc biệt, Mặt trận Nhân dân Pháp đã ban hành các chính sách về tự do dân chủ và ân xá tù chính trị cho các nước thuộc địa. Lợi dụng cơ hội này, Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
Câu 2. Cách mạng tháng Tám 1945 đã nhanh chóng giành được thắng lợi trong cả nước vì:
Có được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu như vậy một phần là nhờ hoàn cảnh khách quan thuận lợi: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật, làm cho phát xít Nhật suy sụp, bọn Nhật ở Việt Nam hoang mang, lo sợ.
Nhưng điều quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là do Đảng ta đã biết chớp lấy thời cơ đó, phát động một phong trào “kháng Nhật cứu nước” tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của phát xít Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 3. Khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương là vì:
Pháp, Mĩ đưa ra “Kế hoạch Na-va” nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định “kết cục chiến tranh”.
- Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta đã làm cho kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản. Trong tình thế kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản, đầu tháng 12 - 195 Pháp và Mĩ tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành “pháo đài bất khả phạm, Điện Biên Phủ trở thành điểm chính của kế hoạch Na-va.
- Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với địch. Sau ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va và ý chí xâm lư của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm “chấn động động địa cầu”, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
- Chiến thắng Điện Biên Phù góp phần quyết định việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Các nước tham dự Hội nghị buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, Pháp buộc phải quân trở về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phón chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Phần 2 - Lịch sử 9 timdapan.com"