Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương III - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương III - Sinh 12


Đề bài

Câu 1. Điều kiện nào là chủ yếu đảm bảo quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Các hợp tử có sức sống như nhau.

B. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau.

C. Sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.

D. Không có đột biến và chọn lọc.

Câu 2. Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh

A. sự cân bằng di truyền trong quần thể.

B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.

C. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.

D. trạng thái động của quần thể.

Câu 3. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacđi – Vanbec?

A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.

C. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể.

D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá.

Câu 4. Ý nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec? 

A. Không có đột biến và không có chọn lọc.

B. Không có hiện tượng di nhập gen.

C. Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên.

D. Kích thước quần thể lớn và sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.

Câu 5. Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì

A. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.

B. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.

C. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.

D. quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền.

Câu 6. Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 64% MM : 32% MN : 0,04% NN. Tần số tương đối của các alen M và N trong quần thể như thế nào?

A. p(M) = 0,7; q(N) = 0,3

B. p(M) = 0,6; q(N) = 0,4.

C. p(M) = 0,5; q(N) = 0,5.

D. p(M) = 0,8; q(N) = 0,2.

Câu 7. Một quần thể ngẫu phối có tần số Alen A = 0,4; a = 0,6. Ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, cấu trúc di truyền của quần thể là.

A. 0,16AA ; 0,48Aa : 0,36aa

B. 0,16Aa ; 0,48AA : 0,36aa 

C. 0,36AA ; 0,48Aa : 0,16aa

D. 0,16AA ; 0,48aa : 0,36Aa

Câu 8. Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a, alen A trội hoàn toàn so với alen ACó bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:

Quần thể nào có tỷ lệ dị hợp tử thấp nhất?

A. Quần thể 1                     B. Quần thể 2

C. Quần thể 3                     D. Quần thể 4

Câu 9 Ở một loài giao phối, xét 4 quần thể cách ly sinh sản với nhau có thành phần kiểu gen như sau

Quần thể 1: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa

Quần thể 2 : 0,50AA: 0,25Aa: 0,25aa

Quần thể 3: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

Quần thể : 0,60AA: 0,30Aa: 0,10aa

Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền  là:

A. 2 và 3.                                B.  3 và 4

C. 1 và 3.                                D.  1 và 4.

Câu 10. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Sau bao nhiêu thế hệ tỉ lệ kiểu gen Aa giảm còn 6,25%?

A. 3                                        B. 2

C. 4                                        D. 8

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

C

2

A

3

D

4

C

5

A

6

D

7

A

8

D

9

C

10

A

Câu 1

Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là giao phối ngẫu nhiên

Chọn C

Câu 2

Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh sự cân bằng di truyền trong quần thể ngẫu phối.

Chọn A

Câu 3

Ý nghĩa không phải của định luật Hacdi  - Vanbec là D, định luật này nói tới sự cân bằng di truyền khi không có chịu  các nhân tố tiến hoá không phải trạng thái động

Chọn D

Câu 4

Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec là

1. Quần thể phải có kích thước lớn

2. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên

3. Các cá thể có kiểu gen giống nhau có sức sống, sức sinh sản ngang nhau (không có CLTN)

4. Tần số đột biến thuận = tần số đột biến nghich

5. Quần thể phải được cách ly với các quần thể khác

Chọn C

Câu 5

Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.

Chọn A

Câu 6

Tần số alen M = 0,64 + 0,32/2 =0,8 → Tần số alen N = 0,2

Chọn D

Câu 7

Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0.16AA:0.48Aa: 0.36aa

Chọn A

Câu 8

Vậy quần thể có tỷ lệ dị hợp tử thấp nhất là quần thể 4

Chọn D

Câu 9

Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thỏa mãn công thức :\({\left( {\frac{{Aa}}{2}} \right)^2} = AA \times aa\) vậy quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là 1 và 3.

Chọn C

Câu 10

Sau n thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen Aa: \(\frac{x}{{{2^n}}} = \frac{{0.5}}{{{2^n}}} = 0.0625 \to n = 3\)

Chọn A