Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương III - Sinh 12
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương III - Sinh 12
Đề bài
Câu 1. Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là
A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
C. thành phần kiểu gen không thay đổi
D. tần số các alen không thay đổi.
Câu 2. Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
B. không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản.
C. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
D. không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài.
Câu 3. Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?
A. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen.
B. Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
D. Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau.
Câu 4. Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó
A. không ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B. chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
C. chịu sự chi phối của quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
D. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Câu 5. Tần số alen là:
A. Tập hợp tất cả các alen trong quần thể
B. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể
D. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
Câu 6. Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội hoàn toàn là
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn so với kiểu hình trội.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn.
Câu 7. Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức nào sau đây
A. Aa = \(Aa = \sqrt {AA \times aa}\)
B. Aa = Aa + aa
C. AA – aa = Aa
D. \(Aa = 2\sqrt {AA \times aa}\)
Câu 8. Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội không hoàn toàn là
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình trội.
Câu 9. Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A. 4 tổ hợp kiểu gen.
B. 6 tổ hợp kiểu gen.
C. 8 tổ hợp kiểu gen.
D. 10 tổ hợp kiểu gen.
Câu 10. Trong quần thể ngẫu phối khó có thể tìm được hai cá thể giống nhau vì
A. một gen thường có nhiều alen.
B. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
C. số biến dị tổ hợp rất lớn.
D. số lượng gen trong kiểu gen rất lớn.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
C |
2 |
A |
3 |
A |
4 |
D |
5 |
F |
6 |
D |
7 |
D |
8 |
A |
9 |
B |
0 |
C |
Câu 1
Điểm khác nhau cơ bản của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối là thành phần kiểu gen không thay đổi
Chọn C
Câu 2
Lý do đúng là A.
B,C,D đều không đúng,các cá thể trong 1 quần thể phải có khả năng giao phối với nhau để tạo ra thế hệ sau và có sự cách ly tương đối với các cá thể của quần thể cùng loài khác.
Chọn A
Câu 3
Phát biểu sai là A, không có sự đặc trưng về tần số alen
Chọn A
Câu 4
Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Chọn D
Câu 5
Tần số alen là tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
Chọn D
Câu 6
Trong trường hợp trội hoàn toàn ta có thể dễ dàng tính được tần số alen mà chỉ dựa vào tỷ lệ kiểu hình lặn
Tần số alen lặn = √tỷ lệ kiểu hình lặn → tần số alen trội = 1 – tần số alen lặn
Chọn D
Câu 7
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Như vậy Aa = 2pq = \(2\sqrt {{p^2} \times {q^2}} \leftrightarrow Aa = 2\sqrt {AA \times aa}\)
Chọn D
Câu 8
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, ta dựa vào tỷ lệ kiểu hình trung gian.
Gọi p và q là tần số alen của alen trội và lặn.
Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng di truyền là: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Ta lập hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2pq = Aa\\p + q = 1\end{array} \right.\) ta sẽ tìm được tần số alen.
Chọn A
Câu 9
Khi ngẫu phối, trong quần thể có số kiểu gen tối đa.
Số kiểu gen tối đa của quần thể được tính theo công thức \(C_3^2 + 3 = 6\) kiểu gen, trong đó C32 là số kiểu gen dị hợp, 3 là số kiểu gen đồng hợp
Chọn B
Câu 10
Các cá thể giao phối ngẫu nhiên tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp nên rất khó để tìm được 2 cá thể giống nhau
Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương III - Sinh 12 timdapan.com"