Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 12
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 12
Đề bài
(Mỗi câu 0,33 điểm)
Câu 1: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, khi đề cập về năng lượng dao động, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa cùng tần số với tần số của dòng điện trong mạch.
B.Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn dây.
C.Năng lượng điện trường ở tụ điện giảm thì năng lượng từ trường ở cuộn dây tăng và ngược lại.
D.Năng lượng điện từ toàn phần của mạch không đổi.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của mottj bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A.với cùng tần số.
B.với cùng biên độ.
C.luôn cùng pha nhau.
D.luôn ngược pha nhau.
Câu 3: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0, giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là
\(\begin{array}{l}A.{I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \\B.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{{{U_0}}}{{LC}}} \\C.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{C}{L}} \\D.{I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}} \end{array}\)
Câu 4: Chọn phát biểu sai về sóng điện từ.
A.Sóng điện từ là sóng ngang.
B.Sóng điện từ là sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường mà nó đi qua.
C.Sóng điện từ có một số tính chất giống sóng cơ, như tuân theo các quy luật phản xạ, khúc xạ.
D.Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường trong không gian.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A.Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn cùng phương với vecto cảm ứng từ.
B.Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ.
C.Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D.Sóng điện từ là sóng ngang.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng.
A.Tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường mà nó truyền qua.
B.Chiết suất của môi trường không phụ thuộc bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
C.Tần số dao động của sóng ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường.
D.Chiết suất của môi trường có giá trị tăng dần từ màu tím đến màu đỏ.
Câu 7: Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi từ không khí vào nước, ta quan sát thấy tia đỏ bị lệch ít hơn tia tím. Như vậy khi cho ánh sáng trắng truyền ngược lại từ nước ra không khí thì kết quả nào sau đây là đúng?
A.Tia đỏ lệch nhiều hơn tia tím.
B.Tia đỏ lệch ít hơn tia tím.
C.Tia đỏ lệch nhiều hơn hay ít hơn tia tím còn tùy thuộc vào góc tới.
D.Tia đỏ và tia tím ló ra theo các phương song song nhau.
Câu 8: Chiết suất của môi trường có trị số
A.lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
B.lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngoài.
C.như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
D.nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
Câu 9: Quang phổ của Mặt trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ
A.liên tục
B.vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Mặt Trời.
C.vạch phát xạ.
D.vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Trái Đất.
Câu 10: Ưu điểm nổi bật của phép nhân tích quang phổ là
A.xác định được nhiệt độ cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao trên bầu trời.
B.xác định được tuổi của các cổ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học.
C.xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong một hợp chất.
D.phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng.
Câu 11: Tia hồng ngoại không có tính chất hoặc tác dụng nào sau đây?
A.Gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.
B.Tác dụng lên một kim loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.
C. Làm một số chất phát quang.
D.Tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
Câu 12: Tia Rơn-ghen có
A.cùng bản chất với sóng vô tuyến.
B.điện tích âm.
C.cùng bản chất với sóng âm.
D.bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
Câu 13: Trong một mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \(\dfrac{{{I_0}}}{3}\) thì độ lớn của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{\sqrt 3 }}{5}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}{U_0}\\C.\dfrac{1}{3}{U_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}{U_0}\end{array}\)
Câu 14: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do với tần số góc \({10^4}\,rad/s.\) Điện tích cực đại của tụ điện là 10-9C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6A thì điện tích của tụ điện là
\(\begin{array}{l}A{.12.10^{ - 10}}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.6.10^{ - 10}}C\\C{.8.10^{ - 10}}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.4.10^{ - 10}}C\end{array}\)
Câu 15: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Trong quá trình dao động, cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng \(0,5\pi {.10^{ - 6}}s\) thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kì dao động điện từ trong mạch là
\(\begin{array}{l}A.T = 2\pi {.10^{ - 6}}s\\B.T = 4\pi {.10^{ - 6}}s\\C.T = \pi {.10^{ - 6}}s\\D.T = 0,25\pi {.10^{ - 6}}s\end{array}\)
Câu 16: Một mạch dao động LC lí tưởng có hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 18V. Biết điện dung của tụ điện là \(C = 50\mu F;\) cường độ cực đại của dòng điện qua mạch là 1,8A. Độ tự cảm L của cuộn cảm thuần là
A.0,05H B.5H
C.50H D.0,5H
Câu 17: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động LC lí tưởng là
\(i = 20cos\left( {2000t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,(mA)\)
Biết cuộn dây có độ tự cảm là 50mH. Điện dung C của tụ điện có giá trị là
\(\begin{array}{l}A.2,{5.10^{ - 6}}F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.5.10^{ - 5}}F\\C.0,{5.10^{ - 5}}F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,{05.10^{ - 5}}F\end{array}\)
Câu 18: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tụ L và tụ điện dung thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được
A.từ \(4\pi \sqrt {L{C_1}} \) đến \(4\pi \sqrt {L{C_2}} \)
B.từ \(4\sqrt {L{C_1}} \) đến \(4\sqrt {L{C_2}} \)
C.từ \(2\pi \sqrt {L{C_1}} \) đến \(2\pi \sqrt {L{C_2}} \)
D.từ \(2\sqrt {L{C_1}} \) đến \(2\sqrt {L{C_2}} \)
Câu 19: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng màu đỏ song song, hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A=50 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,50. Góc lệch của tia sáng có giá trị bằng
\(\begin{array}{l}A.0,{5^0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.3,{5^0}\\C.2,{5^0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.5^0}\end{array}\)
Câu 20: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 540nm\) thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1=0,36mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _2} = 600nm\) thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i2 bằng
A.0,4mm B.0,6mm
C.0,50mm D.0,45mm
Câu 21: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Biết hai khe cách nhau một khoảng a=0,3mm; khoảng cách giữa vân 7 vân sáng liên tiếp là 18mm. Bước sóng ánh sáng là \(0,6\mu m.\) Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là
A.1m B.2m
C.1,5m D.0,5m
Câu 22: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, hai khe chiếu bằng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m.\) Biết khoảng cách giữa hai khe a=0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D=2m. Tại vị trí M cách vân trung tâm một khoảng x=7mm có
A.vân sáng bậc 3
B.vân tối thứ 2
C.vân sáng bậc 4
D.vân tối thứ 4
Câu 23: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m.\) Biết \({S_1}{S_2} = a = 0,5mm,\) khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D=2m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn L=16,4mm. Số vân tối trên màn là
A.4 B.6
C.8 D.10
Câu 24: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc đối với khe Y-âng. Trên màn ảnh, bề rộng của 10 khoảng vân đo được là 1,5cm. Tại điểm A trên màn, cách vân chính giữa một khoảng x=3,75mm, ta thu được
A.vân sáng bậc 2
B.vân sáng bậc 3
C.vân tối thứ 2 kể từ vân sáng chính giữa.
D.vân tối thứ 3 kể từ vân sáng chính giữa.
Câu 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là \(a = {S_1}{S_2} = 1,5mm,\) hai khe cách màn ảnh một đoạn D=2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc \({\lambda _1} = 0,48\mu m;{\lambda _2} = 0,64\mu m\) vào hai khe Y-âng. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa là
A.1,92mm B.2,56mm.
C.1,72mm D.0,64mm
Câu 26: Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng từ \(0,4\mu m \to 0,75\mu m\) vào hai khe trong thí nghiệm Y-âng. Tại vị trí ứng với vân sáng bậc 3 của ánh sáng tím có bước sóng \(\lambda = 0,4\mu m\) còn có vân sáng của ánh sáng có bước sóng bằng
\(\begin{array}{l}A.0,48\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,55\mu m\\C.0,60\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,65\mu m\end{array}\)
Câu 27: Trong thí nghiệm Y-âng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là 0,6mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh là 2m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 của màu đỏ \(({\lambda _d} = 0,76\mu m)\) và vân sáng bậc 1 của màu tím \(({\lambda _t} = 0,40\mu m)\) là
A.1,0mm B.1,2mm
C.0,012mm D.0,12mm
Câu 28: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một ống rơn-ghen là U=25kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm electron phát ra từ catot bằng 0. Biết hằng số Plang \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s,\) điện tích electron bằng \( - 1,{6.10^{ - 19}}C.\) Tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen do ống này có thể phát ra là
\(\begin{array}{l}A.60,{380.10^{18}}Hz\\B.6,{038.10^{18}}Hz\\C.60,{380.10^{15}}Hz\\ D.6,{038.10^{15}}Hz.\end{array}\)
Câu 29: Một ống Rơn-ghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là \(6,{21.10^{ - 11}}m.\) Biết điện tích electron, tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plang lần lượt là \( - 1,{6.10^{ - 19}}C;\,{3.10^8}m/s;\)\(\,6,{625.10^{ - 34}}J.s.\) Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Điện áp giữa anot và catot của ống là
A.20,00kV B.21,15kV
C.2,00kV D.2,15kV
Câu 30: Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm Y-âng cách nhau 1mm thì trên mặt phẳng phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,5m thì ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu
A.lục B.lam-chàm
C.lục D.da cam-vàng
Lời giải chi tiết
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
A |
C |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
A |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
A |
B |
C |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
D |
C |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
D |
C |
D |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
B |
B |
A |
D |
Giải chi tiết
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 7: B
Câu 8: A
Câu 9: B
Câu 10: A
Câu 11: C
Câu 12: A
Câu 13: B
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong mạch ta có:
\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d}\)
\(\Rightarrow \dfrac{{CU_0^2}}{2} = \dfrac{{C{u^2}}}{2} + \dfrac{{L{i^2}}}{2} \)\(\,= \dfrac{{C{u^2}}}{2} + \dfrac{{LI_0^2}}{{2.9}}\)
\(\Rightarrow u = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}{U_0}\)
Câu 14: C
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong mạch ta có:
\(\dfrac{{q_0^2}}{{2C}} = \dfrac{{{q^2}}}{2} + \dfrac{{L{i^2}}}{2} \)
\(\Rightarrow {i^2} = \dfrac{1}{{LC}}(q_0^2 - {q^2}) = {\omega ^2}(q_0^2 - {q^2})\)
\(\Rightarrow q = \sqrt {q_0^2 - \dfrac{{{i^2}}}{{{\omega ^2}}}} \)
Thay số ta có: \(q = \sqrt {{{10}^{ - 18}} - {{\left( {\dfrac{{{{6.10}^{ - 6}}}}{{{{10}^4}}}} \right)}^2}} = {8.10^{ - 10}}C\)
Câu 15: A
Câu 16: A
Câu 17: B
\(C = \dfrac{1}{{{\omega ^2}L}} = \dfrac{1}{{{{4.10}^6}.0,05}} = {5.10^{ - 5}}F\)
Câu 18: D
Câu 19: C
Câu 20: A
Ta có:
\(\begin{array}{l}{i_1} = \dfrac{{{\lambda _1}D}}{a};{i_2} = \dfrac{{{\lambda _2}D}}{a}\\ \Rightarrow \dfrac{{{i_1}}}{{{i_2}}} = \dfrac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}}\\ \Rightarrow {i_2} = \dfrac{{{i_1}{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \dfrac{{0,{{36.10}^{ - 3}}.0,{{6.10}^{ - 6}}}}{{0,{{54.10}^{ - 6}}}} \\\;\;\;\;\;\;\;\;= 0,40mm\end{array}\)
Câu 21: C
Câu 22: D
Ta có:
\(\begin{array}{l}i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.2}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2mm\\ \Rightarrow x = (3 + 0,5)i.\end{array}\)
Vậy tại M có vân tối thứ 4:
Câu 23: C
Câu 24: D
Câu 25: B
Vị trí các vân sáng trên màn: \(x = \dfrac{{k\lambda D}}{a}\)
Với bức xạ \({\lambda _1},\) ta có: \({x_1} = \dfrac{{{k_1}{\lambda _1}D}}{a}\,(1)\)
Với bức xạ \({\lambda _2},\) ta có: \({x_2} = \dfrac{{{k_2}{\lambda _2}D}}{a}\,(2)\)
Vị trí trùng nhau của hai vân sáng ứng với hai bức xạ sẽ có màu cùng màu của vân trung tâm. Do đó ta có:
\({x_1} = {x_2}\)
\(\Leftrightarrow {k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2}\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \dfrac{4}{3}\)
Khoảng cách ngắn nhất x giữa vân sáng màu giống như màu của vân trung tâm, ứng với k1=4 và k2=3.
Thay k1=4 vào (1) ta được: \({x_1} = \dfrac{{4.0,{{48.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2,56mm\)
Câu 26: C
Vị trí vân sáng bậc 3 màu tím:
\(\) \(\begin{array}{l}x = 3.\dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{1,{{2.10}^{ - 6}}.D}}{a}\\{x_3} = {x_s} = k.\dfrac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow \lambda = \dfrac{{xa}}{{kD}} = \dfrac{{1,2}}{k}(\mu m)\,\text{với}\,k \in Z\end{array}\)
Theo đề bài: \(0,4\mu m \le \lambda \le 0,75\mu m \)
\(\Leftrightarrow 0,4 \le \dfrac{{1,2}}{k} \le 0,75 \)
\(\Rightarrow 1,6 \le k \le 3\)
Chọn k=2; 3.
Với k = 2 thì \(\lambda = \dfrac{{1,2}}{2} = 0,6\mu m,\) \(k = 3\) thì \(\lambda = \dfrac{{1,2}}{3} = 0,4\mu m\)
Câu 27: B
Bề rộng quang phổ bậc n: \(\Delta x = n({i_d} - {i_t}) = n\dfrac{D}{a}({\lambda _{do}} - {\lambda _{tim}})\)
Với n = 1 ta có: \(\Delta x = 1,2mm\)
Câu 28: B
\(eU = h{f_{max}}\)
\(\Rightarrow {f_{max}} = \dfrac{{eU}}{h} = \dfrac{{1,{{6.10}^{ - 19}}{{.25.10}^3}}}{{6,{{625.10}^{ - 34}}}} \)\(\,= 6,{038.10^{18}}Hz\)
Câu 29: A
\(eU = \dfrac{{hc}}{\lambda }\)
\(\Rightarrow U = \dfrac{{hc}}{{\lambda .e}} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{6,{{21.10}^{ - 11}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}\)\(\, = 0,621\mu m\)
Câu 30:
\(i = \dfrac{{3,6}}{4} = 0,9mm \)
\(\Rightarrow \lambda = \dfrac{{ia}}{D} = \dfrac{{0,{{9.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{{1,5}} = 0,6\mu m\)
Vậy ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu da cam – vàng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 12 timdapan.com"