Đề cương ôn tập lý thuyết học kỳ 2 môn Tiếng Anh 9 mới

Đề cương ôn tập lý thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 9 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học.


A. Topics:

1. Recipes and Eating Habits

2. Tourism

3. English in the World

4. Space Travel

5. Challenging Roles in Society

6. My Future Career

B. Intonation:

1. Tones in statements used as questions.

2. Tones in finding out questions

3. Tones in making sure questions

4. Tones in “known” and new information

5. Tones in listing things

6. High tones and flat voice in adjectives

C. Grammar:

I. CONDITIONAL SENTENCES (CÂU ĐIỀU KIỆN)

TYPE

IF CLAUSE

MAIN CLAUSE

USAGE

TYPE 1 –

Present Real Condition

 

Simple Present

S + Vo/ Vs/es

Simple Future

S +       WILL       + Vo

 CAN

MAY

Diễn tả điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

 

TYPE 2 –

Present Unreal Condition

 

Past Subjunctive

S     +  V2/Ved

(BE à WERE)

 

Future in the past

S   +    WOULD     + Vo

            COULD

MIGHT

Diễn tả điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại

Ví dụ:

- Type 1:

+ If it rains this evening, I won’t go out. (Nếu tối nay trời mưa tôi sẽ không ra ngoài.)

+ Lan will miss the bus if she doesn’t hurry. (Lan sẽ bỏ lỡ xe buýt nếu cô ấy không khẩn trương lên.)

- Type 2:

+ If I were you, I would buy that book. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua quyển sách đó.)          

+ He could buy a bike if he had enough money. (Anh ấy có thể mua xe đạp nếu anh ấy có đủ tiền.)

- Unless (Trừ phi) = If …not (Nếu……. không)

Ví dụ: If you don’t get up early, you will miss the bus. (Nếu bạn không thức dậy sớm bạn sẽ bỏ lỡ xe buýt.)

=   Unless you get up early, you will miss the bus.

II. CONNECTIVES (TỪ NỐI)

1. and, but, or:

a. and (và): là từ nối được dùng để nối các từ, cụm từ hay mệnh đề với nhau.

Eg: + We buy vegetables, bread, fish and meat every day.

       + Yesterday she watered the flowers and went shopping.

       + James said that he was never late for class and that he always did his homework.

b. but (nhưng): để diễn  đạt một ý trái ngược với ý nói trước đó.

Eg: + He is intelligent but lazy.

       + I like bananas but my brother doesn’t.

       + She tried hard but failed.

c. or (hoặc là/hay là): dùng đưa ra một sự lựa chọn.

Eg: + Do you come from France or German ?

       + Is that good or bad ?

2. so, because:

a. so (vì vậy/ vì thế).

Eg: She heard the bad news, so she cried.

b. because (bởi vì/ do).

Eg: She cried because she heard the bad news.

3. however, therefore:

a. however (tuy nhiên):  được dùng để diễn đạt một ý trái ngược với ý nói trước đó.

Eg: She rich and beautiful. However, she is not happy.

b. therefore (do đó/vì thế):  đựơc dùng để chỉ hậu  quả.

Eg: He’s busy. Therefore, he can’t help you.

III. ARTICLES (MẠO TỪ)

"a" và "an" dùng chỉ những sự vật, hiện tượng cụ thể người nghe không biết, "The" chỉ sự việc cả người nói và người nghe đều biết.

1. Mạo từ “the

- Dùng “the” khi nói về một vật riêng hoặc một người mà cả người nghe và người nói đều biết.

Ví dụ: The dog is on the chair. (Con chó ở trên ghế ấy.)

- “the” cũng được dùng để nói về một vật thể hoặc địa điểm đặc biệt, duy nhất.

Ví dụ: The Eiffel Tower is in Paris. (Tháp Eiffel ở Paris.)
The Earth revolves around the Sun. (Trái Đất xoay xung quanh mặt trời.)

- Trong một số trường hợp, “the” có thể dùng với danh từ số ít và số nhiều.

Ví dụ: the cat (con mèo), the cats (những con mèo)

- “the” đứng trước danh từ, xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.

Ví dụ: The girl in uniform is my sister. (Cô gái mặc đồng phục là chị của tôi.)

- Mạo từ “the” đứng trước từ chỉ thứ tự của sự việc như "first" (thứ nhất), "second" (thứ nhì), "only" (duy nhất)

Ví dụ: The first day (ngày đầu tiên)
The best time (thời gian thuận tiện nhất)
The only way (cách duy nhất)

- "the" + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm động vật, một loài hoặc đồ vật

Ví dụ: The whale is in danger of becoming extinct. (Cá voi đang có nguy cơ tuyệt chủng.)

- "the" dùng với một thành viên của một nhóm người nhất định

Ví dụ: The small shopkeeper is finding business increasingly difficult. (Giới chủ tiệm nhỏ nhận thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn.)

- Mạo từ "the" đứng trước tính từ chỉ một nhóm người, một tầng lớp trong xã hội

Ví dụ: the old (người già), the rich and the poor (người giàu và người nghèo)

- Dùng trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền

Ví dụ: The Pacific (Thái Bình Dương), The Netherlands (Hà Lan)

- "the" + tên họ (dạng số nhiều) chỉ gia tộc...

Ví dụ: The Smiths (Gia đình nhà Smiths)

2. Mạo từ “a” và “an”

- “A” và “An” có cách sử dụng gần giống nhau. Tuy nhiên, dùng “An” khi chữ đằng sau bắt đầu bằng nguyên âm (a, o, u e,i) và dùng “A” khi chữ đằng sau bắt đầu bằng các phụ âm còn lại.

Ví dụ: An hour (một giờ), a dog (một con chó)

- Từ “A” và “An” dùng khi danh từ người nói nhắc đến không đặc biệt.

Ví dụ: I would like an apple. (Tôi muốn một trái táo.)

- “A” và “An” dùng để giới thiệu về thứ lần đầu tiên nhắc tới với người nghe (người nghe chưa biết gì về thứ này). Sau khi giới thiệu, người nói có thể dùng mạo từ “The” khi nhắc tới vật đó.

Ví dụ: John has a dog and cat. The dog is called Rover, and the cat is called Fluffy. (John có một con chó và một con mèo. Chú chó tên là Rover và chú mèo tên là Fluffy.)

- Trong một số trường hợp, “A”, “An” được dùng với danh từ số ít

Ví dụ: A cat (một con mèo)

3. Không sử dụng mạo từ

- Mạo từ không được sử dụng khi nói về sự việc chung hoặc nhắc tới ví dụ.

Ví dụ: I don’t like apples. (Tôi không thích táo.)

- Một số tên quốc gia, thành phố, các bang không dùng mạo từ đứng trước.

Ví dụ: I live in London. (Tôi sống tại London.)

Trừ trường hợp của The Philippines, The United Kingdom, The United States of America.

- Tên các môn học không sử dụng mạo từ

Ví dụ: John studies economics and science.

- Trước tên quốc gia, châu lục, núi, hồ, đường.

Ví dụ: Europe (châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp)

- Sau tính từ sở hữu hoặc sau danh từ ở sở hữu cách

Ví dụ: The girl's mother (Mẹ của cô gái)

- Trước tên gọi các bữa ăn.

Ví dụ: They invited some friends to dinner. (Họ mời vài người bạn đến ăn tối)

- Trước các tước hiệu

Ví dụ: King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)

- Trong một số trường hợp đặc biệt

Ví dụ: In spring/in autumn (vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year (năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).

IV. RELATIVE CLAUSES (MỆNH ĐỀ QUAN HỆ)

Mệnh đề quan hệ là mệnh đề bắt đầu bởi các đại từ quan hệ như who/whom/which/whose/that và các trạng từ quan hệ như where/when. Có hai loại mệnh đề quan hệ: Mệnh đề quan hệ xác định (defining) và không xác định (non-defining).

1. Mệnh đề quan hệ xác định.

            Là mệnh đề cần thiết phải có để làm chức năng giới hạn, làm rõ nghĩa danh từ đứng trước nó. Mệnh đề này thường không có dấu phẩy trước và sau nó.

Eg: I don’t know the girl whom/that you met yesterday.  

2. Mệnh đề quan hệ không xác định.

            Là mệnh đề không cần thiết phải có để làm chức năng giới hạn danh từ đứng trước nó, nghĩa là bản thân danh từ đứng trước nó bổ nghĩa. Vì thế mệnh đề này thường dùng sau danh từ riêng hoặc các danh từ bổ nghĩa ( Mr. Pike, Mrs. Hoa, ..),  thường có dấu phẩy trước và sau nó.  

Eg: Mr. Pike , who is my neighbor , is very nice.

3. Relative pronouns (Đại từ quan hệ)

Functions

( Chức năng)

Defining

(Xác định)

Non-defining

(Không xác định)

Subject

( Chủ ngữ )

Người

WHO / THAT

WHO

Vật

WHICH / THAT

WHICH

Object

( Tân ngữ )

Người

WHOM / THAT

WHOM

Vật

WHICH / THAT

WHICH

Posessive

( Sở hữu )

Người

WHOSE

WHOSE

Vật

WHOSE

WHOSE

4. Relative adverbs.

            - When    =>  time

Ví dụ: Monday is the day. We will come then.

            => Monday is the day when we will come.

            - Where   => place

Ví dụ: I never forget the village. I was born there.

            => I never forget the village where I was born.

V. THE PAST SIMPLE TENSE (THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN)

1. Form

TO BE:

(+): S + was/ were

(-): S + was/were not (=wasn’t/weren’t)

(?): Was/Were + S +…?

ĐỘNG TỪ THƯỜNG:

(+): S + V-ed/ cột 2 bảng động từ bất quy tắc           

(-): S + did not (didn’t)  + V(inf)

(?): Did + S + V(inf)

Notes: Qui tắc thêm ED:

- Động từ tận cùng bằng “e” câm. Thì chỉ cần thêm “d”: change => changed, love => loved.

- Động từ tận cùng bằng một phụ âm trước nó là nguyên âm duy nhất, trước khi thêm “ed” phải gấp đôi phụ âm cuối: stop =>stopped, rub =>rubbed; hug => hugged.

- Những động từ tận cùng bằng “y” trước nó là một phụ âm thì đổi y =>i trước khi thêm “ed”: try => tried

2. Use (Cách dùng)

  • Diễn tả một hđ đã xảy ra và chấm dứt ở một thời điểm xác định trong quá khứ. Thường đi kèm với các từ chỉ thời gian: yesterday, ago, last/night, week, month…, in 1990…

Ex: Yesterday he went home late.

  • Kể lại một chuỗi hành động xảy ra liên tục.

Ex: The man came to the door, unlocked it, entered the room, went to bed and lay down on it.

  • Một việc làm thường xảy ra, một thói quen trong quá khứ. Thường đi với phó từ tần suất.

Ex: I spoke Chinese when I was young.

VI. THE PAST PERFECT TENSE (THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH)

1. Khái niệm: 

 Thì quá khứ hoàn thành:  dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.

2. Cấu trúc:

Câu khẳng định

Câu phủ định

Câu nghi vấn

S + had + VpII

Ví dụ:

– He had gone out when I came into the house. (Anh ấy đã đi ra ngoài khi tôi vào nhà.)

– They had finished their work right before the deadline last week .(Họ đã hoàn thành công việc của họ ngay trước hạn chót vào tuần trước.)

S + hadn’t + VpII

– hadn’t = had not

Ví dụ:

– She hadn’t comehome when I got there. (Cô ấy vẫn chưa về nhà khi tôi về.)

– They hadn’t finishedtheir lunch when I saw them. (Họ vẫn chưa ăn xong bữa trưa khi trông thấy họ).

Had + S + VpII ?

Trả lời:           Yes, S + had.

No, S + hadn’t.

Ví dụ:

– Had the film endedwhen you arrived at the cinema? (Bộ phim đã kết thúc khi bạn tới rạp chiếu phim phải không?)

Yes, it had./ No, it hadn’t

 









VII. THE  PASSIVE VOICE (CÂU BỊ ĐỘNG)

1. Cách chuyển câu chủ động sang bị động

 

Ví dụ: Mr Manh teaches English.

=> English is taught by Mr Manh.

*Note : - Nếu trong câu có nhiều trạng từ thị khi chuyển sang câu bị động chúng được sắp xếp theo thứ tự sau :

Thể cách + nơi chốn + thời gian

Trạng từ chỉ nơi chốn được đặt trước By + O

Trạng từ chỉ thời gian được đặt sau  By + O

-          Nếu câu chủ động có 2 tân ngữ thì một trong 2 tân ngữ có thể làm S trong câu bị động.

Ví dụ: He gave me  a pen.

=> I was given a pen by him.

=> A pen was given to me by him.

2. Some special Passive form:

a. Questions:

Ex: Who wrote that play? => By whom was that play written?

              Have they read the letter? => Has the letter been read?

b. Material agent:

Ex: Smoke filled the room. => The room was filled with smoke.

c. Negative pronoun agent:

Ex: Nobody can unlock the case. -> The case can’t be unlocked.

d. Sentences with two objects:

Ex: Mary’s parents gave her a birthday present.

=> Mary was given a birthday present by her parents.

=> A birthday present was given to Mary by her parents.

3. Câu bị động của các thì:

Tenses

Active

Passive

Hiện tại đơn giản

S + V_(s/es)

S + am/is/are + V_(ed/3) + by + O

Quá khứ đơn giản

S + V_(ed/2)

S + was/were + V_(ed/3) + by + O

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing

S + am/is/are + being +V(ed/3) + by + O

Quá khứ tiếp diễn

S +  was/were + V-ing

S +  was/were + being + V(ed/3) + by + O

Hiện tại hoàn thành

S + have/has  + V(ed/3)

S + have/has + been + V(ed/3) + by + O

Tương lai đơn và động từ khuyết thiếu

S + will/can/... + V

S +  will/ can…+ be + Ved/3 + by + O

4. Một số trường hợp bị động khác:

a. Bị động với “ have / get something done ”: Hình thức bị động này được sử dụng để nhấn mạnh rằng hành động của chủ thể được thực hiện của người khác.

Eg: Someone painted John’s flat yesterday.

=> John had his flat pạinted yesterday.

b. Bị động với hình thức nguyên thể (infinitive) và danh động từ (gerund ).

Eg: + We dọn’t want to be refused entry.

       + She hates being photographed.

c. Bị  động với các động từ chỉ quan điểm ( verbs of opinion ): believe, know, say, report, think,… Hình thức bị động này thường được sử dụng khi người nói muốn tránh đề cập tới chủ thể thực hiện hành động.

It + to be + PII(ed/cột 3) + that + clause.

Hoặc: S + to be + PII(ed/cột 3) + to-inf/to have + PII(ed/cột 3).

VIII. ADVERB CLAUSES OF CONCESSION (MỆNH ĐỀ TRẠNG NGỮ CHỈ SỰ NHƯỢNG BỘ)

1. Although / even though / though + clause: Mặc dù…

- We continued working although we were tired. = Although  we were tired, we continued working.

-  I didn’t get the job even though I had all the necessary qualifications. =  Even though I had all the necessary qualifications, I didn’t get the job.

- I couldn’t sleep though I was very tired.    

- Though the girl isn’t beautiful,I like her voice

- Even though I seee him every  day,I’ve never spoken to him.

2. In spite of / Despite + noun / noun phrase                                                                                  

- Although the traffic was bad, I arrived on time. = In spite of / Despite the bad traffic, I arrived on time.

-  Although it rained heavily, we enjoyed our vacation. = We enjoyed our vacation in spite of / despite the heavy rain.

IX. MODALS: MAY vs MIGHT

- Diễn tả một khả năng có thể xảy ra, chứ không phải chắc chắn 100% ở hiện tại.

- Cấu trúc: MAY / MIGHT + Vo

- Ví dụ:

+ What is in this box ? - It  may / might be a  watch.

+ She may / might have a cold.

X. PHRASAL VERBS  (CỤM ĐỘNG TỪ)

account for: chiếm

break out: xảy ra

catch up: bắt kịp

carry out: tiến hành

come in: mời vào

come back: trở về

come on/ carry on: tiếp tục

cut down: cắt giảm

depend on: phụ thuộc

fall down: giảm sút

fill in: điền vào                         

get along with: hòa thuận với

give out: phân phát

give up: từ bỏ  

go on/ keep on: tiếp tục

hold on: nối máy

make up one’s mind = decide

live on: sống nhờ vào

look forward to: trông mong              

look at: nhìn

look after: chăm sóc

look up: tra từ

look for: tìm kiếm

look down: coi xuống

look out: coi trông, cẩn thận

run out of: cạn , hết

put on: mặc vào

put off: hoãn lại

set out: khởi hành

set up: xây dựng. Thành lập

stand for: thay cho

take off: cởi ra

try on: mặc thử

turn on: bật lên

turn off: tắt

turn up: xuất hiện

turn down: vặn nhỏ xuống

turn round: quay lại

wake up: thức dạy

walk across: đi ngang qua

work out: xây dựng