Đề cương ôn tập lí thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 11 mới

Đề cương ôn tập lí thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 11 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học


PERFECT GERUNDS AND PERFECT PARTICIPLES

Phân từ hoàn thành và Danh động từ hoàn thành

I. Perfect participles (Phân từ hoàn thành)

1. Cấu trúc

having + Ved/ V3

- Phân từ hoàn thành là hình thức động từ ghép bao gồm trợ động từ “having”và quá khứ phân từ của động từ (Ved/ V3)

Ex: having collected, having treated,...

2. Cách dùng

- Dùng để rút ngắn mệnh đề (lược bỏ chủ ngữ) khi trong câu có 2 mệnh đề cùng chủ ngữ: mệnh đề có hành động xảy ra trước được sử dụng phân từ hoàn thành

Ex: When he had collected all necessary information, he started writing his report.

=> Having collected all necessary information, he started writing his report.

(Đã thu thập xong tất cả thông tin cần thiết, anh ấy bắt đầu viết báo cáo.)

- Dùng rút ngắn mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (2 mệnh đề cùng chủ ngữ)

 

Eg: After he had fallen from the horse back, he was taken to hospital and had an operation.

 

=> After having fallen from the horse back, he was taken to hospital and had an operation.

- Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mệnh đề phân từ hoàn thành để nói về lý do cho hành động trong mệnh đề chính (2 mệnh đề phải cùng chủ ngữ).

Ex: Having treated the environment irresponsibly, we now have to suffer the effects of climate change.

(Đã hành động với môi trường một cách vô trách nhiệm, bây giờ chúng ta phải chịu đựng ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.)

II. Perfect gerund (Danh động từ hoàn thành)

1. Cách dùng

Chúng ta dùng Danh độngtừ hoàn thành thay cho hình thức hiện tại của danh động từ khi chúng ta đề cập đến hành động trong quá khứ. (V-ing => Having Ved/V3). Lúc này danh động từ hoàn thành nhấn mạnh vào hành động trong quá khứ.

VD:

The boy was accused of breaking the window. => wrong

The boy was accused of having broken the window. => correct

(Cậu bé bị buộc tội đã làm vỡ cửa sổ)

Hành động làm vỡ cửa sổ xảy ra trước hành động buộc tội nên chúng ta phải sử dụng Having Ved/ V3 thay vì dùng Ving

2. Cấu trúc

a. Danh động từ đi sau các động từ đi kèm giới từ

verb + (object) + preposition + having Ved/ V3

appologise for (xin lỗi ai về)

accuse... of (buộc tội ai về)

admire...for (ngưỡng mộ ai về)

blame...for (đổ lỗi cho ai về)

congratulate...on (chúc mừng ai về)

criticise...for (phê bình ai về)

punish...for (trừng phạt ai về)

thank...for (cảm ơn ai về)

suspect...of (nghi ngờ ai về)

Ex: He apologised for having made us wait so long.

(Anh ấy xin lỗi vì đã để chúng tôi chờ đợi quá lâu.)

b. Danh động từ đi sau các động từ đi kèm giới từ

verb + having Ved/ V3

Verbs: deny (phủ nhận), admit (thừa nhận), forget (quên), mention (đề cập), remember (nhớ), recall (gợi lại), regret (hối tiếc),...

Ex: She denied having broken the flower vase.

(Cô ấy phủ nhận việc làm vỡ bình hoa.)

 

THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN

The present perfect continuous tense

1. Cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Câu khẳng định

Câu phủ định

Câu nghi vấn

S + have/ has + been + V-ing

 

 

Ví dụ:

– It has been raining for 1 week. (Trời mưa 1 tuần rồi.)

– She has been living here for one year. (Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.)

S + haven’t / hasn’t + been + V-ing

 

 

Ví dụ:

– I haven’t been studying English for 5 years. (Tôi không học tiếng Anh được 5 năm rồi.)

 

– She hasn’t been watching films since last year. (Cô ấy không xem phim từ năm ngoái.)

Have/ Has + S + been + V-ing ?

Yes, S+ have/ has

No, S + haven’t/ hasn’t

Ví dụ:

– Have you been standing in the rain for more than 2 hours? (Bạn đứng dưới mưa hơn 2 tiếng đồng hồ rồi phải không?)

Yes, I have./ No, I haven’t.

– Has he been typing the report since this morning? (Anh ấy đánh máy bài báo cáo từ sáng rồi rồi phải không?)

Yes, he has./ No, he hasn’t.

 

2. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

+ Diễn tả  hành động bắt đầu trong quá khứ và vẫn còn đang tiếp diễn, hoặc vừa mới kết thúc.

Ex:

- I have been searching for information about further education for several days.

(Tôi đã tìm kiếm thông tin về giáo dục đại học mấy ngày nay.)

- The playground is wet. It has been raining.

(Sân ướt. Trời vừa mới mưa xong.)

+ Hành động có thể dùng thì HTHT hoặc HTHTTD với những động từ nhất định: hope (hi vọng), learn (học), lie (nằm), live (sống), look (tìm), rain (mưa), sleep (ngủ), sit (ngồi), snow (tuyết rơi), stand (đứng), stay (ở lại), study (học, nghiên cứu), teach (dạy), wait (chờ đợi), work (làm việc),...

3. Sự khác biệt giữa thì HTHT và HTHTTD

- Đối với HTHT tập trung vào kết quả của hành động. Trong khi, thì HTHTTD tập trung vào hành động có thể vẫn chưa kết thúc.

Ex: I have learnt a lot about it from different website. (the action is completed)

(Tôi đã học về nó từ nhiều trang web.) => hành động đã kết thúc

I have been learning to drive. (the action is not completed)

(Tôi đã và đang học lái ô tô.) => hành động chưa kết thúc

I have read this book. (the action is completed)

(Tôi đã đọc xong quyển sách này.) => hành động đã kết thúc

I have been reading this book. (the action is not completed)

(Tôi đã và đang đọc quyển sách này.) => hành động chưa kết thúc

- Thì HTHTTD cũng có thể diễn tả hành động liên tục không bị gián đoạn. Nếu chúng ta đề cập đến số lần hành động được lặp đi lặp lại, ta dùng thì HTHT.

Ex: I have been writing emails all afternoon.

(Tôi đã và đang viết thư điện tử cả buổi chiều.)

I have written ten emails this afternoon.

(Chiều nay tôi đã viết xong 10 bức thư điện tử.)

 

RÚT GỌN MỆNH ĐỀ QUAN HỆ

Reduced Relative Clauses

Các cách rút gọn câu dùng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh:

1. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách dùng “participle phrase” (V-ing phrase)

- Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể chủ động (active), ta dùng cụm hiện tại phân từ (present participle phrase - V-ing) thay thế cho mệnh đề đó.

- Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ, đưa động từ chính trong mệnh đề quan hệ về nguyên mẫu và thêm đuôi -ing. (nếu mệnh đề chia ở thì tiếp diễn thì bỏ đại từ quan hệ và động từ tobe, chỉ giữ lại động từ chính dạng V-ing).

Ex:

a) The man who is standing there is my brother. (Người đàn ông đứng đằng kia là anh trai của tôi.)

=> The man standing there is my brother.

b) Do you know the boy who broke the windows last night? (Bạn có biết thằng bé đã làm vỡ cửa sổ tối qua không?

=> Do you know the boy breaking the windows last night?

Note: Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở dạng phủ định thì thêm “not” trước động từ dạng V-ing

Ex:

The student who didn't make a reservation in advance will not be eligible to attend this event. (Học sinh không đặt chỗ trước sẽ không đủ điều kiện tham dự sự kiện này.)

=>The student not making a reservation in advance will not be eligible to attend this event.

2. Rút gọn bằng cách dùng “past participle phrase” (V-ed phrase)

- Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể bị động (passive), ta dùng cụm quá khứ phân từ (past participle phrase – Ved/V3) thay thế cho mệnh đề đó.

- Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ và động từ tobe, chỉ giữ lại dạng quá khứ phân từ của động từ chính trong mệnh đề quan hệ.

Ex:

a) The books which were written by Nam Cao are interesting. (Những quyển sách do Nam Cao viết rất thú vị.)

=> The books written by Nam Cao are interesting.

b) The students who were punished by teacher are lazy. (Những học sinh bị giáo viên phạt thì rất lười.)

=>The students punished by teacher are lazy.

3. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng động từ nguyên mẫu “to infinitive” (to V)

a. Dùng khi danh từ đứng trước mệnh đề quan hệ có các từ sau đây bổ nghĩa: the only, the first, the second,…, the last (số thứ tự), so sánh nhất, mục đích.

Ex:

-  Tom is the last person who enters the room. (Tom là người cuối cùng bước vào phòng.)

=>Tom is the last person to enter the room.

-  John is the youngest person who takes part in the race. (John là người trẻ nhất tham gia vào cuộc đua.)

=> John is the youngest person to take part in the race.

- He was the first man who reached the top of this mountain.

=> He was the first man to reach the top of this mountain

b) Dùng khi mệnh đề quan hệ diễn tả sự cần thiết/ nhiệm vụ phải thực hiện:

+ Nếu 2 mệnh đề cùng chủ từ (thường là khi động từ ở mệnh đề chính là HAVE/HAD):

E.g:

-  I have a lot of homework that I must do.(Tôi có nhiều bài tập về nhà phải làm.)

=> I have a lot of homework to do.

- They need a large yard in which they can dry rice. (Họ cần cái sân rộng để phơi lúa ở đó.)

=> They need a large yard to dry rice in.

 

 +Nếu 2 mệnh đề khác chủ từ (thường là khi đầu câu có HERE (BE), THERE (BE))

E.g:

- He finds a house with a yard which his children can play in. (Anh ấy muốn tìm một ngôi nhà có sân để các con mình có thể chơi ở đó.)

=> He finds a house with a yard for his children to play in.

- There are six letters which have to be written (Hôm nay có 6 bức thư phải được viết hoàn thành.)

 => There are six letters to be written today.

- Here are some accounts that you must check. (Đây là một số tài khoản bạn phải kiểm tra.)

=> Here are some accounts for you to check.

 

CÂU HỎI ĐUÔI

Question tags

Câu hỏi đuôi là dạng câu hỏi ngắn được thêm vào cuối 1 câu nói trong khi đàm thoại. Câu hỏi đuôi thường được dùng để xác nhận lại thông tin (lên giọng) hoặc tìm kiếm sự đồng thuận (xuống giọng).

Vd:

- It’s hot today, isn’t it? (Hôm nay trời nóng, phải không?)

- You live near here, don’t you? (Bạn sống ở đây, phải không?)

- You were at home last night, weren’t you? (Tối qua bạn ở nhà, đúng không?)

I. CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI

*Công thức 

Câu khẳng định + đuôi phủ định

Câu phủ định + đuôi khẳng định

Vd:

You drink tea every day, don’t you? (Bạn uống trà mỗi ngày, phải không?)

Mr. Paine has arrived, hasn’t he? (Ông Paine đã đến, phải không?)

Peter can swim, can’t he? (Peter có thể bơi, đúng không?)

You don’t drink wine, do you? (Bạn không uống rượu, đúng không?)

Mrs. Lora hasn’t retired, has she? (Bà Lora vẫn chưa nghỉ hưu, đúng không?)

Peter won’t come, will he? (Peter sẽ không đến, đúng không?)

*Lưu ý:

- Chỉ dùng trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu trong câu hỏi đuôi.

- Không dùng tên riêng hoặc danh từ trong câu hỏi đuôi, mà chỉ dùng đại từ như “I, you, we, they, he, she, it”.

- Khi câu hỏi đuôi ở dạng phủ định, dùng hình thức rút gọn của “not”.

Vd:

Jill wrote this report, wrote she?  → Jill wrote this report, didn’t she?

The boss was angry, wasn’t the boss? → The boss was angry, wasn’t he?

They’re working outside, are not they? → They’re working outside, aren’t they?

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

1. Let’s + V, shall we? (câu mời, rủ rê)

Vd: Let’s play tennis, shall we?

2. Let O (me/him…) + V, will you? (câu chỉ sự xin phép, cho phép)

Vd:

Let him buy it, will you?

Let us use the phone, will you?

3. Let me + V, may I (câu đề nghị giúp người khác)

Vd: Let me help you do it, may I?

4. I am…., aren’t I?

Vd: I am older than you, aren’t I?

5. I used to + V, didn’t I?

Vd: They used to work here, didn’t they?

6. Please + V, will/won’t you?

Vd: Please help me, will/won’t you?

7. Don’t + V, will you?

Vd: Don’t do that again, will you?

8. There is/are…., isn’t/aren’t there?

Vd: There are some seats left, aren’t there?

9. This/That is…., isn’t it?

Vd: That pen is Mary’s, isn’t it?

10. These/Those are…, aren’t they?

Vd: Those are beautiful, aren’t they?

11. Everyone/someone/anyone/no one, none of, neither of,…, TĐT + they?

Vd: Somebody should help her, shouldn’t they?

12. Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, rarely, barely hoặc từ phủ định như: nowhere, nothing thì câu đó được xem như là câu phủ định với phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Vd:

He seldom goes swimming, does he?

He went nowhere else, did he?

They did nothing, did they?

13. had better

had better thường được viết ngắn gọn thành 'd better, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'd better, chỉ cần mượn trợ động từ Had để lập câu hỏi đuôi.

Vd: He'd better apologize, hadn't he?

14. would rather

would rather thường được viết gọn là 'd rather nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ Would cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

Vd: She'd rather go to the doctor, wouldn't she?

15. Mệnh đề chính có MUST:

Must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

- Must chỉ sự cần thiết → dùng needn't

Ví dụ: They must study hard, needn't they?

- Must chỉ sự cấm đoán → dùng must

Ví dụ: You mustn't come late, must you?

- Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại → dựa vào động từ theo sau must

Vd:

He must be a very intelligent student, isn't he?  (Anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không?)

Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức must +have+ p.p): => dùng TĐT have/has

Ví dụ: You must have stolen my bike, haven't you? (Bạn chắc hẳn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

 

CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0

Conditional type 0

1. Công thức:

If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh

2. Cách dùng: Câu điều kiện này diễn tả một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc diễn tả một sự thật hiển nhiên, một kết quả tất yếu xảy ra.

3. Lưu ý

Tất cả động từ trong câu (mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện) đều được chia ở thì hiện tại đơn.        

* If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì hiện tại đơn giản)

=> Khi muốn nhắn nhủ ai đó:

Ex : If you see Nam, you tell him I’m in Vietnam.

(Nếu bạn gặp Nam, hãy nhắn anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé.)

* If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức/ câu mệnh lệnh)

=> Dùng khi muốn nhấn mạnh

Ex: If you have any trouble, please telephone me though 115.

(Nếu bạn có bất kỳ rắc rối nào, xin hẫy gọi cho tôi qua số điện thoại 115.)

* Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always.

Ex: If water is frozen, it expands. (Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.)

I usually walk to school if I have enough time. (Tôi thường đi bộ đến trường nếu tôi có thời gian.)

If you heat ice, it turns to water. (Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ chảy ra.)

If we are cold, we shiver. (Nếu bị lạnh, chúng ta sẽ run lên.)

 

CÂU TƯỜNG THUẬT CÂU ĐIỀU KIỆN

Reported speech with conditionals

I. Reported speech with conditionals

1. Câu điều kiện loại 1

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu điều kiện loại 1, khi chuyển sang dạng tường thuật sẽ lùi 1 thì thành câu điều kiện loại 2.

Ví dụ: Jim said, ‘If I catch the bus, I’ll be home by six.’

=>  Jim said that if he caught the bus, he would be home by six.

(Jim nói rằng nếu anh ta bắt kịp xe buýt, anh ta sẽ về nhà vào lúc 6 giờ. )

Khi chuyển thành câu tường thuật phải lùi 1 thì: catch thành caught, will be home thành would be home.

2. Câu điều kiện loại 2

Trong câu tường thuật, câu điều kiện loại 2 khi chuyển từ câu nói trực tiếp sang tường thuật không cần thay đổi về thì.

Ví dụ: My mom said to me, ‘ If you had a permit, you could find a job.’

=> My mom said to me that if I had a permit, I could find a job.

(Mẹ tôi nói với tôi là nếu tôi có giấy phép, tôi có thể đi tìm việc. )

3. Câu điều kiện loại 3

Tương tự như câu điều kiện loại 2, ở câu điều kiện loại 3 khi chuyển câu nói trực tiếp sang tường thuật cũng không cần thay đổi về thì.

Ví dụ: Tom said, ‘If Jenna had loved me, she wouldn’t have left like that.’

=> Tom said that if Jenna had loved him, she wouldn’t have left like that.

(Tom nói rằng nếu Jenna yêu anh ta, cô ấy đã không bỏ đi như vậy. )

4. If + câu hỏi

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu hỏi chứa if, khi chuyển thành câu tường thuật, mệnh đề if luôn luôn được xếp cuối câu.

Ví dụ: He wondered, ‘If the baby is a boy, what will we call him?’

=> He wondered what they would call the baby if it was a boy.

(Anh ta băn khoăn không biết đặt tên em bé mới sinh là gì nếu em bé là con trai.)

Mệnh đề ‘if the baby is a boy’ khi chuyển sang câu tường thuật được xếp đứng cuối câu, sau mệnh đề chính ‘what will we call him?’

‘If the car is broken down, what should I do?’ she asked.

=> She asked what to do if the car was broken down.

(Cô ấy hỏi cô ấy phải làm gì nếu cái xe bị hỏng.)

 

CÂU TƯỜNG THUẬT VỚI “TO VERB” VÀ “VING”

Reported Speech with to-infinitives and gerunds

Khi tường thuật lời nói của một người nào đó, chúng ta có thể diễn giải lời nói của họ bằng cách sử dụng một số động từ tường thuật như: order (ra lệnh), asked (yêu cầu), forced (ép), advised (khuyên),…

Vd: He said, “Good morning!”

=> He greeted me.

- Có 4 dạng cấu trúc đi với động từ tường thuật:

V + to-V

V + sb + to-V

V + V-ing

V + that-clause

Động từ tường thuật

Lời nói trực tiếp

Câu tường thuật

 

V + to-V

agree + to-V: đồng ý làm gì

“Yes, I’ll do it again.”

He agreed to do it again.

demand + to-V: đòi hỏi làm gì

“Tell me the truth.”

He demanded to be told the truth.

offer + to-V: đề nghị làm gì cho người khác

“Would you like me to drive you home?”

“Shall I carry your bags?”

He offered to drive me home.

He offered to carry my bags.

promise + to-V: hứa làm gì

“I will pay you on Friday.”

He promised to pay me on Friday.

refuse + to-V: từ chối làm gì

“No, I won’t tell you her secret.”

He refused to tell me her secret.

threaten + to-V: đe dọa làm gì

“Keep quiet or I’ll punish you.”

He threatened to punish me if I didn’t keep quiet.

claim + to-V: quả quyết về điều gì

“I witnessed the crime.”

He claimed to have witnessed the crime.

ask + to-V: đề nghị được làm gì

“Can I go out?”

He asked to go out.

 

V + sb + to-V

advise sb + to-V: khuyên ai làm gì

“If I were you, I would talk about your problem.”

He advised me to talk about my problem.

allow sb + to-V: cho phép ai làm gì

“You can use my phone.”

He allowed me to use his phone.

tell sb + (not) to-V: bảo ai làm gì

“Don’t lie down.”

He told us not to lie down.

ask sb + to-V: đề nghị ai làm gì

“Please, close the door.”

“Could you pass me the salt, please?”

“Do you mind explaining that again, please?

He asked me to close the door.

He asked me to pass him the salt.

He asked me to explain that again.

beg/implore sb + to-V: van xin ai làm gì/ không làm gì

“Please, please don’t hit the dog.”

He begged me not to hit the dog.

command sb + to-V: ra lệnh cho ai làm gì

“Move to your right.”

He commanded me to move to my right.

encourage sb + to-V: khuyến khích ai làm gì

“Go ahead, say what you think.”

He encouraged me to say what I thought.

forbid sb + to-V: cấm ai làm gì

“You mustn’t come home after eleven.”

He forbade us to come home after eleven.

instruct sb + to-V: hướng dẫn ai làm gì

“Mix the eggs with the flour.”

He instructed me to mix the eggs with the flour.

invite sb + to-V: mời ai làm gì

“I’d like you to come to my party.”

“Would you like to go to the movies?”

He invited me (to go) to his party.

He invited me (to go) to the movies.

order sb + to-V: ra lệnh cho ai làm gì

“Don’ leave your room again.”

He ordered me not to leave my room again.

permit sb + to-V: cho phép ai làm gì

“You may speak to the judge.”

He permitted/allowed me to speak to the judge.

remind sb + to-V: nhắc nhở ai làm gì

“Don’t forget to turn the lights off.”

He reminded me to turn the lights off.

urge sb + to-V: hối thúc ai làm gì

“Try to have sympathy for the family.”

He urged me to try to have sympathy for the family.

warn sb + (not) to-V: cảnh báo ai (không) làm gì

“Don’t touch the wire with wet hands.”

He warned me not to touch the wire with wet hands.

want sb + to-V: muốn ai làm gì

“I’d like you to be more polite.”

He wanted me to be more polite.

 

V + V-ing

accuse sb of V-ing/having P2: buộc tội ai làm gì

'You acted as if you were guilty.

He accused me of acting as if I were guilty.

apologise (to sb) for V-ing/having P2: xin lỗi vì việc gì

“I'm sorry I hurt you."

He apologised for hurting/ having hurt me.

admit + V-ing/having P2: thừa nhận đã làm gì

'Yes, I was wrong. "

He admitted being/ having been wrong.

boast about + V-ing: khoe khoang về việc gì

"I'm the fastest runner of all."

He boasted about being the fastest runner of all.

complain to sb about V-ing: phàn nàn với ai về việc gì

"You always argue.”

He complained to me about my arguing.

deny + V-ing/having P2: chối là đã làm gì

"No, I didn't eat your cake."

He denied eating/ having eaten my cake.

insist on + V-ing: khăng khăng, nài nỉ về việc gì

'You must wear that blouse. "

He insisted on me/my wearing that blouse.

suggest + V-ing: gợi ý làm gì

"Let's order a pizza."

“Shall we dance?”

“Why don’t we go together?”

He suggested ordering a pizza.

He suggested dancing.

He suggested going together.

congratulate sb on V-ing/having P2: chúc mừng ai về việc gì

“Congratulations! You won the game!”

He congratulated the students on winning the game.

thank sb for (V-ing/having P2) sth: cảm ơn ai vì điều gì

“Thank you very much for your advice,”

He thanked me for my advice.

warn sb against V-ing: cảnh báo ai về điều gì

“Don’t invest in that business,”

He warned me against investing in that business.

blame sb for (V-ing/ having P2) sth: đổ lỗi cho ai về điều gì

“You are responsible for this failure,”

He blamed me for that failure.

confess to doing/ having P2: thú nhận là đã làm gì

“It was me who stole the money.”

He confessed to stealing the money.

 

V + that-clause

agree + that-clause: đồng ý rằng

'Yes, she's very kind. "

He agreed that she was very kind.

claim + that-clause: quả quyết rằng

"I saw the accident."

He claimed that he had seen the accident.

complain + that-clause: phàn nàn rằng

'You never ask my opinion."

He complained that I never asked his opinion.

deny + that-clause: phủ nhận rằng

"I have never met her!"

He denied that he had ever met her.

exclaim + that-clause: thốt lên rằng

"It's a tragedy!"

He exclaimed that it was a tragedy.

explain + that-clause: giải thích rằng

"It's a complicated problem."

He explained that it was a complicated problem.

inform sb + that-clause: thông báo với ai rằng

"Your request is being reviewed.”

He informed me that my request was being reviewed.

promise + that-clause: hứa rằng

"I won't be late."

He promised that he wouldn't be late.

suggest + that-clause: gợi ý rằng

"You ought to give her a call."

He suggested that I (should) give her a call.

explain to sb + how: giải thích với ai việc gì diễn ra như thế nào

'That's how I succeeded."

He explained to me how he had succeeded.

wonder whether + to-V/ clause

wonder where/what/how + to-V

He asked himself, "Shall I invite them?"

He asked himself, "Where shall I go?"

He asked himself, "What shall I read first?"

He wondered whether to invite them./ He wondered whether he should invite them.

He wondered where to go.

He wondered what to read first.