Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 10 - Kết nối tri thức
Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Truyện
- Thể loại truyện là một tác phẩm văn học tường thuật về một câu chuyện có tính cốt truyện. Đặc điểm của thể loại truyện bao gồm: mở đầu thường có lời giới thiệu, tường thuật các sự kiện, mô tả tình huống và nhân vật, có tính liên kết giữa các chi tiết để tạo nên cốt truyện, và kết thúc có sự giải thích hoặc nhận xét.
b. Văn bản thông tin
- Là một hình thức viết nhằm truyền đạt thông tin và kiến thức một cách chính xác và trung thực. Loại văn bản này rất phổ biến và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển và bản tin.
- Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền đạt thông tin một cách khách quan và trung thực. Người đọc hoặc người nghe có thể hiểu chính xác những gì được mô tả và giới thiệu trong văn bản này. Điều này đòi hỏi người viết phải sử dụng ngôn từ rõ ràng, logic và tránh sử dụng yếu tố hư cấu hay tưởng tượng.
- Thông tin trong văn bản có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Một số cách tổ chức thông tin phổ biến bao gồm: theo nguyên nhân-kết quả, theo trật tự thời gian, theo so sánh và phân loại, và theo vấn đề và giải pháp. Cách tổ chức thông tin phụ thuộc vào mục đích và đối tượng của văn bản.
c. Văn bản nghị luận
- Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng… Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất
- Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận
d. Sử thi
Sử thi (anh hùng ca) là thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. Cốt truyện của sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú
e. Sân khấu dân gian
- Chèo: là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội. Về sau, chèo được chuyên nghiệp hóa dần với sự hình thành của các gánh chèo, đoàn chèo.
- Tuồng: là một loại hình hát cổ truyền của dân tộc, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.
2. Phần tiếng Việt
a. Sử dụng từ Hán Việt
b. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa
c. Lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản
d. Trích dẫn, cước chú và phần bị tỉnh lược
3. Phần làm văn
a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
c. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
d. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
*Đề bài
Văn bản truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Câu 1: Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?
A. Trời
B. Đất
C. Trời và Đất
D. Không có đáp án đúng
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy ba văn bản trong Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc nhóm thần thoại suy nguyên?
A. Nhân vật chính đều kể về các vị thần: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét
B. Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ
C. Qua câu chuyện về cuộc đời của các vị thần nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 3: Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?
A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội
B. Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
C. Có một hình dạng kì quặc, thần không có đầu
D. Thần có thân hình mảnh mai, tha thướt, mặt mũi hiền từ
Văn bản Tản Viên Phán sự lục
Câu 4: Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động như thế nào?
A. Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân
B. Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực
C. Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?
A. Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Thể hiện khát vọng công lý chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa
B. Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình
C. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động như thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
D. Tất cả các đáp án trên
Văn bản Chữ người tử tù
Câu 6: Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:
A. Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình
B. Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục
C. Cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây?
A. Cao Bá Quát
B. Trương Hán Siêu
C. Phạm Ngũ Lão
D. Lý Thường Kiệ
Văn bản Chùm thơ Hai –cư Nhật Bản
Câu 8: Không khí, khung cảnh được gợi tả trong bài thơ số 1 của Ba-sô là khung cảnh như thế nào?
A. Vui tươi, náo nhiệt
B. Tươi mới, tràn đầy sức sống
C. Buồn, vắng lặng
D. Tang tóc, đau thương
Câu 9: Hình ảnh con ốc “chậm rì” trèo núi Fu-ji gợi cho bạn cảm nhận gì?
A. Sự chảy trôi của thời gian
B. Hình ảnh con người cần mẫn, nỗ lực từng bước chạm đến với giấc mơ của mình
C. Hình ảnh loài vật nhỏ bé, chậm chạp, yếu đuối
D. Hình ảnh ngọn núi to lớn
Văn bản Thu hứng
Câu 10: Bức tranh thu ở vùng rừng núi hiện lên như thế nào qua hai câu đề bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ?
A. Ảm đạm, hiu hắt
B. Náo nhiệt, sôi động
C. Tươi tắn, giàu sức sống
D. Tất cả các đáp án trê
Câu 11: Câu thơ “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” có thể hiểu là:
A. Khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt
B. Khóm cúc nở ra giọt nước mắt
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Văn bản Mùa xuân chín
Câu 12: Bức tranh mùa xuân chín là một bức tranh như thế nào?
A. Ảm đạm hiu hắt
B. Tươi mới, thanh bình, giản dị đầy sức sống
C. Hùng vĩ, tráng lệ
D. Rực rỡ, huy hoàng
Câu 13: Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân?
A. Làn nắng ửng, khói mơ tan
B. Bóng xuân sang
C. Sóng cỏ xanh tươi
D. Đáp án A và C
Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Câu 14: Mục đích chính của việc dựng bia là gì?
A. Vinh danh những người tiến sĩ đỗ đạt cao
B. Làm đẹp cho cảnh quan ở văn miếu
C. Xây dựng công trình
D. Tất cả các mục đích trên
Câu 15: Luận đề của văn bản này là gì?
A. Bàn luận về vai trò của người hiền tài đối với đất nước
B. Bàn luận về người hiền tài
C. Vinh danh người hiền tài
D. Nói về việc dựng bia của đất nước để vinh danh người hiền tài
Văn bản Yêu và đồng cảm
Câu 16: Câu chuyện mở đầu bài viết gây ấn tượng gì với người đọc?
A. Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung bài viết
B. Gợi lên chủ đề và sự đồng cảm nơi người đọc
C. Tạo cách mở đầu hấp dẫn và thu hút người đọc
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Trong sáng tác nghệ thuật, sự đồng cảm được thể hiện như thế nào?
A. Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
B. Về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.
C. Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.
D. Tất cả các đáp án trên
Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
Câu 18: Từ văn bản, em hiểu hoạt động sáng tạo thơ ca là hoạt động như thế nào?
A. Sáng tác thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.
B. Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
C. Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.
D. Cả ba đáp án trên
Văn bản Héc – to từ biệt Ăng –đrô –mác
Câu 19: Qua những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác trong đoạn trích, có thể cho thấy nhân vật này có tính cách, phẩm chất như thế nào?
A. Yêu thương chồng con, tha thiết và khao khát hạnh phúc gia đình
B. Cảm tính, đôi khi lo lắng đến mất đi lý trí
C. Đảm đang, tần tảo và giàu đức hi sinh
D. Đáp án A và B
Câu 20: Qua nhân vật Héc-to, bạn có hình dung như thế nào về người anh hùng cổ đại?
A. Dũng cảm, có lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng xông pha chiến trận
B. Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh
C. Biết cân bằng và phân biệt rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và lợi ích của dân tộc
D. Tất cả các đáp án trên
Văn bản Xúy Vân giả dại
Câu 21: Nội dung chính của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?
A. Khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật
B. Giúp người đọc hình dung và bộc lộ niềm cảm thông đối với hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền
C. Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
D. Tất cả các đáp án trên
Văn bản Huyện đường
Câu 22: Huyện đường có những sự việc chính nào?
A. Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi, chức vụ, kinh nghiệm; đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến
B. Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét
C. Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu
D. Tất cả các đáp án trên
Văn bản Bình ngô đại cáo
Câu 23: Câu thơ nào dưới đây nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.
A. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
B. Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
C. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
D. Tất cả đáp án trên.
Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Câu 24: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền?
A. Gia - ve.
B. Giăng Van - giăng.
C. Phăng - tin
D. Mọi người đều có quyền lực riêng.
Văn bản sự sống và cái chết
Câu 25: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì?
A. Viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
B. Lịch sử hình thành Trái Đất.
C. Sự đa dạng của các loài sinh vật.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. Phần tiếng Việt
a. Sử dụng từ Hán Việt
Câu 1: Điền từ Hán Việt phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Anh ấy đã___ anh dũng trong cuộc chiến đấu với kẻ thù
A. Quy tiên
B. Tử trận
C. Mất
D. Hi sinh
Câu 2: Điền từ Hán Việt phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Chúng ta phải ___ vì độc lập tự do của Tổ quốc
A. Xông pha
B. Chiến đấu
C. Đánh trận
D. Đáp án khác
b. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa
Câu 3: Câu văn nào sau đây sử dụng lựa chọn trật tự từ nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc?
A. Trong vườn những chùm quả xoan lắc lư.
B. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào.
C. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa.
D. Hôm nay, trời mưa tầm tã.
c. Lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản
Câu 4: “Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ…”
(Đăng Tâm – Có những giấc mơ về lại tuổi học trò)
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
d. Trích dẫn, cước chú và phần bị tỉnh lược
Câu 5: Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình”
Câu văn trên sử dụng cách trích dẫn nào?
A.Trích dẫn gián tiếp
B.Trích dẫn trực tiếp
C. Cả hai cách
D. Không sử dụng
3. Phần làm văn
a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Đề 1: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
Đề 2: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Đề 3: Viết bài nghị luận phân tích văn bản Thần Trụ Trời
Đề 4: Viết bài nghị luận phân tích văn bản Thần Sét
b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Đề 1: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Thu hứng
Đề 2: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Mùa xuân chín
Đề 3: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chùm thơ Hai cư Nhật Bản
c. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Đề 1: Viết bài luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen đi học muộn
Đề 2: Viết bài luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen hay dựa dẫm ỷ lại
d. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề
Đề 1: Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay
C. LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. Phần đọc hiểu
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
D |
B |
D |
D |
B |
A |
C |
B |
A |
C |
B |
D |
A |
A |
D |
D |
D |
D |
D |
D |
D |
D |
B |
D |
2. Phần tiếng Việt
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
B |
C |
C |
B |
3. Phần làm văn
a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Đề 1: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam
- Khái quát chung về tác phẩm Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)
II. Thân bài
1. Tình huống truyện
Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.
→ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
- Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
→Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Một người nghệ sĩ tài hoa
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:
Có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:
→ khí phách, tiết tháo của nhà Nho
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
→ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.
→ Không khuất phục trước cường quyền.
→ khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” → trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
- Khi biết tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ
→ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”
→ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
→ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
3. Nhân vật quản ngục
a. Tấm lòng biệt liên tài
- Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường
- Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao
- Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu ...vũ trụ”.
b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp
- Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
- Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”
4. Cảnh cho chữ
- Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
- Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...
- Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" :
Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau
- Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.
→ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.
III. Kết bài
- Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm
- Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)
Đề 2: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
2. Thân bài
a. Giới thiệu về thể loại truyền kì và nội dung của tác phẩm
- Truyền kì: Văn xuôi tự sự, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, thể hiện quan niệm của tác giả
- Nội dung tác phẩm:
+ Kể về Ngô Tử Văn và hành động đốt đền của tên tướng bại trận phương bắc họ Thôi đang tác quái, gây hại cho dân.
+ Hắn đe dọa và kiện chàng ở Minh ty. Chàng được Thổ thần chỉ cách nên đã vạch trần được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải chịu trừng phạt.
+ Sau này nhờ tiến cử của Thổ thần, chàng được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.
→ Khẳng định niềm tin về công lý, sự chính trực của con người sẽ được đền đáp.
b. Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn
- Họ tên: Tên Soạn, họ Ngô
- Quê: Huyện Yên Dũng, đất Lang Giang.
- Tính cách: khẳng khái, nóng nảy, là người cương phương, thấy gian tà không chịu được.
→ Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp, ngắn gọn, súc tích, gây được sự chú ý cho người đọc.
→ Giọng điệu có phần hướng tới sự ngợi ca, định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về hành động sau này của nhân vật.
c. Cuộc đấu tranh nơi trần gian của Ngô Tử Văn
- Hành động châm lửa đốt đền:
+ Nguyên nhân: Do tức giận sự hoành hành, hống hách của tên tướng giặc bại trận họ Thôi, làm hại tới dân chúng "Tử Văn rất …đốt đền".
+ Diễn biến:
Tử Văn "tắm gội chay sạch, khấn trời" → Đây là hành động được chuẩn bị kỹ càng, có chủ đích, cẩn trọng, không phải bộc phát.
"châm lửa đốt đền" → Hành động quyết liệt, công khai, vô cùng dũng cảm "vung tay không cần gì cả".
→ Hành động đốt đền thể hiện sự khẳng khái, cương phương của Ngô Tử Văn, bộc lộ ý chí, ý thức dân tộc mạnh mẽ, bằng việc diệt trừ tên tướng giặc bại trận làm loạn nhân gian.
- Cuộc gặp gỡ với tên tướng Bách hộ họ Thôi:
+ Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn "thấy trong mình khó chịu …sốt rét"
+ Trong cơn mê man, chàng thấy một người "khôi ngô dõng dạc, …cư sĩ" - nói năng đe dọa, bắt chàng "dựng lại đền như cũ" → Lời nói mang sự đe dọa, mắng mỏ "Biết điều … tai vạ", "Phong Đô … sẽ biết" → một kẻ xảo trá, tham lam, ranh ma, độc ác.
+ Đối lập với tên tướng, Ngô Tử Văn "mặc kệ … tự nhiên", thái độ ung dung, ngạo nghễ, tự tin vào việc làm của mình.
- Cuộc gặp với Thổ thần:
+ Hoàn cảnh: Thổ thần đến sau khi tên tướng "phất áo bỏ đi" là "một ông già …vái chào" → Dáng bộ giản dị, thái độ khiêm nhường, cung kính, coi trọng, bày tỏ sự cảm ơn với Tử Văn.
+ Thổ thần kể lại mọi việc cho Tử Văn nghe: Bị tên tướng đánh đuổi, phải nương nhờ đền Tản Viên → cho chàng thấy rõ sự xảo trá, tác quái của tên tướng giặc.
+ Tử Văn trách Thổ thần nhu nhược, thế nhưng Thổ thần tuy là thần tiên nhưng phải cam chịu, chấp nhận, không dám đấu tranh vì "những đền miếu gần quanh … bênh nó cả".
→ Nguyễn Dữ phê phán tầng lớp quan lại yếu đuối, nhu nhược không dám đấu tranh cho lẽ phải và lớp quan lại tham lam.
+ Sau đó, Thổ thần bày cách cho Tử Văn tâu kiện với Diêm vương và cách đối phó với tên tướng giặc.
→ Câu chuyện phát triển hết sức logic, cho thấy những người làm việc chính nghĩa thì luôn có thần linh giúp sức.
d. Cuộc đấu tranh giành công lý ở Minh ty
- Ngô Tử Văn phải đương đầu với thử thách:
+ Bị quỷ sứ bắt đi trong đêm, qua con sông với côn cầu "ước hơn ngàn thước …thấu xương", "hai bên … nanh ác", tội chàng bị khép vào là tội nặng, không được giảm án → toàn những sự việc kinh hãi, đòi hỏi lòng can đảm của Tử Văn.
+ Chàng không hề nao núng, kêu to "Ngô Soạn này … oan uổng" → được vời vào điện đối chất.
+ Tại điện, tên tướng giặc khép nép, tỏ vẻ đáng thương, kêu oan - Tử Văn bị Diêm vương trách mắng, luận tội "hỗn láo", trách mắng chàng ngoan cố, bướng bỉnh.
+ Thế nhưng, thái độ của Ngô Tử Văn: vẫn điềm nhiên, không hề kinh hãi mà một mực cứng cỏi kêu oan, tự tin trước những lời luận tội của Diêm Vương và lời giảo biện của tên tướng giặc.
- Chàng vạch trần tội ác của tên tướng họ Thôi:
+ Tử Văn y lời Thổ thần mà tấu bẩm với Diêm Vương, còn khẳng định cứng cỏi "xin đem giấy …nói càn" → khiến tên tướng giặc hoảng sợ mà xin giảm án cho chàng → cho thấy sự xảo trá, gian ác của hắn.
+ Chàng không chịu bỏ cuộc, nhờ Diêm vương sai người đến đền Tản Viên → Sự việc đúng y lời Tử Văn nói.
→ Cuối cùng, sự thật được chứng thực, Tử Văn thắng kiện, Diêm Vương trách cứ các phán quan làm việc không chí công vô tư, còn tên tướng giặc bị "lồng sắt chụp vào đầu … Cửu u"
→ Cuộc đấu tranh dưới minh ty cho thấy khí phách cũng sự can đảm, thông minh của Ngô Tử Văn trước cuộc đối đầu với tên tướng xảo trá
→ Cho thấy ước mơ về sự công lý công bằng của người dân trong xã hội xưa.
e. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
- Hoàn cảnh: Thổ thần tới cảm tạ Ngô Tử Văn đã giúp đỡ mình, đồng thời ông đã xin Đức Thánh Tản cho chàng giữ chân Phán sự tại đền Tản Viên và khuyên chàng nên nhận lời ngay "không nên trùng trình" →chàng nhận lời "thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất".
- Đây là phần thưởng to lớn dành cho Ngô Tử Văn vì hành động trượng nghĩa, ý chí gan dạ, khẳng khái của mình.
- Hành động diệt trừ tên tướng giặc còn là hành động diệt trừ tận gốc cái ác "mộ của người tướng …như cám vậy", lấy lại danh dự cho Thổ thần, minh oan cho hành động "đốt đền" của chàng.
- Đây còn là niềm ước vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm, chính trực, ước mơ về công bằng công lý.
- Sự gặp gỡ với người cũ và lời truyền "nhà quan Phán sự" →niềm tin khẳng định một vị quan tốt sẽ được muôn dân yêu kính.
f. Ý nghĩa và bài học:
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện niềm tin của nhân dân vào công bằng công lý giữa xã hội.
+ Phản ánh sự giả tạo, xáo trá của một bộ phận con người trong xã hội đương thời cùng những oan trái, bất công không thể tỏ bày.
+ Phản ánh sự tham lam, lộng quyền, nhận hối lộ của đám quan lại trong xã hội xưa.
+ Phê phán sự hèn nhát, nhu nhược, không dám đấu tranh đòi quyền lợi, bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và đa số người dân đương thời.
+ Ca ngợi sự dũng cảm, chính trực, khẳng khái của những người dân bình thường trong xã hội phong kiến.
- Bài học:
+ Cần dũng cảm, kiên cường, đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, công lý.
+ Niềm tin về cuộc sống ở hiền thì sẽ gặp lành, niềm tin vào công lý và lẽ phải.
g. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp giữa yếu tố lý kì, kì ảo với tự sự, mượn sự kì ảo để nói về hiện thực và ước vọng của con người → mang tính thời đại.
- Cốt truyện li kì, cuốn hút người đọc, mang tính logic cao, có cao trào
- Tình tiết lôi cuốn, giọng văn tự nhiên, chân thành, giản dị
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Đề 3: Viết bài nghị luận phân tích văn bản Thần Trụ Trời
I. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện kể: Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.
- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện "Thần Trụ trời".
II. Thân bài:
1. Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:
- Truyện "Thần Trụ trời" đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
* Phân tích
- Giải thích quá trình tạo lập thế giới:
Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.
Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...".
* Đánh giá:
Truyện "Thần Trụ trời" đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.
3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
- Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.
- Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
Đề 4: Viết bài nghị luận phân tích văn bản Thần Sét
1. Mở bài:
– Giới thiệu về truyện Thần Sét
2. Thân bài:
– Giới thiệu về thần Set và công việc của thần.
– Tính cách của thần Sét
– Chuyện Cường Bạo Đại Vương đánh thần Sét
– Bắt đầu phân tích chi tiết kì ảo: Thần Sét có một lưỡi búa đá để trừng trị những kẻ làm việc xấu dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trở ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ.
– Giải thích hiện tượng tại sao mỗi lần chớp rạch là biết có sấm sét.
3. Kết bài: Đánh giá và khẳng định lại ý nghĩa của truyện Thần Sét.
b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Đề 1: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Thu hứng
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài
1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu
a. Câu 1 và 2
- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:
+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dày đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm
→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm
→Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
b. Câu 3 và 4
- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:
+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.
→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách
→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo
→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.
2. Bốn câu thơ sau: Tình thu
a. Câu 3 và 4
- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
- Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
b. Câu 7 và 8
- Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục
- Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
III. Kết bài
- Khái quá lại vấn đề
Đề 2: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Mùa xuân chín
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 1937 đăng trong tập Nắng, trong thời gian đầu nhà thơ lâm bệnh.
b. Thân bài
- Ở hai khổ thơ đầu ta thấy một khung cảnh mùa xuân vô cùng sinh động, tươi mới
+ Bức tranh quê mùa xuân thật yên bình, gắn liền với những điều thân thuộc nhất của người Việt Nam.
+ Mùa xuân đến báo hiệu: làn nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, giàn thiên → thời tiết đang ấm dần xuân những giàn hoa thiên lý đang bắt đầu phát triển.
+ Bầu trời đang dần lại những hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình bao trùm lên toàn bộ không gian làng quê. Nó thể hiện tình cảm đặc biệt nhất đối với những cánh đồng, những cô gái đang hát trên những ngọn đồi cỏ xanh.
→ "Đám xuân xanh" hình ảnh ẩn dụ để nói rằng các cô gái đang đến tuổi trưởng thành.
+ Không gian làng quê chìm đắm trong hơi thở mùa xuân: những làn gió, mưa xuân cho cây cỏ xanh tốt “gợn tới trời”
- Ở hai khổ thơ:
+ Niềm hạnh phúc của con người khi mùa xuân đến bởi mùa xuân mang hương vị tươi mát trong lòng
+ Niềm vui của những đôi lứa đang lúc yêu nhau " nghe ra ý vị và thơ ngây"
+ Sự bâng khuâng, nỗi buồn nhớ làng của những người con xa xứ. Nó còn mang theo hương vị " chín" của lòng người thôn quê.
→ Bài thơ thể hiện được một không gian làng quê đậm chất Việt Nam đẹp đẽ, thanh bình
→ Tâm trạng háo hức, phấn khởi khi xuân đến và nỗi buồn nhớ nhung làng quê
→ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chăm lo cho gia đình
c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 3: Viết bài nghị luận phân tích tác phẩm Chùm thơ Hai cư Nhật Bản
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.
2. Thân bài
* Nội dung:
- Tâm trạng của con người trong cảnh chiều thu:
+ Hình ảnh trung tâm: "con quạ" gợi ra sự tang tóc, buồn bã.
+ Không gian: cành cây khô.
+ Thời gian: chiều thu.
→ Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, thiếu sức sống.
* Nghệ thuật:
+ Dung lượng ngắn.
+ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
+ Ngôn từ cô đọng, hàm súc.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
c. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Đề 1: Viết bài luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen đi học muộn
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: việc học sinh đi học muộn.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Ở các trường học khắp nơi, đầu mỗi buổi học không khó để bắt gặp tình trạng các bạn học sinh đi học muộn, tiếng trống báo hiệu vào lớp đã vang lên trước đó nhưng vẫn còn có nhiều bạn chưa đến trường, ở ngoài cổng trường hoặc bắt đầu vào trường.
b. Nguyên nhân
Do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa tốt, chưa chủ động trong cuộc sống của chính mình cũng như chưa tôn trọng thời gian của mình.
Do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, việc rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian cho con em mình chưa thực sự đạt được hiệu quản.
Nhà trường chưa giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn, tái phạm việc đi học muộn nhiều lần.
c. Hậu quả
Việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập từ đó sẽ bị giảm sút.
Ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích của cả lớp học.
Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn.
d. Giải pháp
Đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn.
Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều lần.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: việc học sinh đi học muộn.
Đề 2: Viết bài luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen hay dựa dẫm ỷ lại
1. Mở bài
- Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh nhiều người đang rất cố gắng vươn lên để tồn tại, thành đạt và khẳng định mình, vẫn có những người sống thụ động, chỉ biết trông chờ vào người khác, vào may rủi.
- Nêu vấn đề: “Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
2. Thân bài
- Khái niệm của việc dựa dẫm, ỷ lại vào người khác: sự ỷ lại vào người khác trong một việc làm gì đó. Người thường xuyên dựa dẫm được cho là người bất tài, vô dụng, lười biếng. Chính vì vậy mà dựa dẫm thường mang chiều hướng tiêu cực, bị người khác lên án, chê bai, xem thường.
- Biểu hiện của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác: luôn thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho. Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,... cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,...
- Nguyên nhân của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác:
+ Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy.
+ Do được gia đình nuông chiều.
+ Do ăn sung mặc sướng từ nhỏ
+ Do sống không có kỷ luật…
- Tác hại:
+ Những người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động; khiến mỗi người mất đi những khả năng vốn có; suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết.
+ Thói quen ỷ lại sẽ khiến bạn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như bạn vậy.
- Bài học rút ra:
+ Bạn cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
+ Tự thân làm chủ cuộc đời: Mỗi con người chúng ta chỉ có một cuộc đời, vì vậy hãy tự sống cho mình đừng sống làm một cái đuôi bám vào người khác, đó là một điều hèn kém đáng xấu hổ. Bạn được sinh ra trên đời để trở thành một cánh bướm tự do chứ không phải để làm một con sâu ngày ngày chỉ biết đi đục khoét.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con mình.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục.
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên; cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu của mình… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.
d. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề
Đề 1: Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần phân tích
2. Thân bài
- Khái quát về thể loại sử thi: người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Hát kể klei khan không phải là hát kể thông thường mà bao gồm ý nghĩa ngợi ca.
- Hình thức biểu diễn sử thi của người dân Ê đê là hình thứ hát, hát kể,…
+ Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có từ lâu đời của cộng đồng người Ê đê, được tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ đời này qua đời khác.
+ Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công tạo lập buôn làng, những người anh hùng có công bảo vệ cộng đồng thoát khỏi sự diệt vong, áp bức và sự xâm chiếm của các thế lực khác; …
+ Ngôn ngữ diễn xướng của sử thi Êđê là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc.
- Sự ảnh hưởng của sử thi đến đời sống người dân Ê đê:
+ Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần: Người Ê đê thực hiện hát sử thi trong cuộc sống hàng ngày, trong lễ nghi và lao động.
+ Sự tôn sùng của người Ê đê về sử thi.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 10 - Kết nối tri thức timdapan.com"