Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.


Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng trưởng hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. Ví dụ Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

                                                                                                                             

Bài giải tiếp theo
Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2005
Phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau
Cho bảng số liệu sau: a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm. b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Video liên quan