Câu 7 trang 62 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Trong mặt phẳng cho một tập hợp P gồm n điểm. Hỏi :


Trong mặt phẳng cho một tập hợp \(P\) gồm \(n\) điểm. Hỏi :

LG a

Có bao nhiêu đoạn thẳng mà hai đầu mút thuộc P ?

Lời giải chi tiết:

Giả sử \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}\{ {A_1};{\rm{ }}{A_2};{\rm{ }}{A_3};{\rm{ }} \ldots ;{\rm{ }}{A_n}\} \). Với mỗi tập con \(\{ {A_1};{\rm{ }}{A_2}\} {\rm{ }}\left( {i{\rm{ }} \ne {\rm{ }}j} \right)\), ta tạo được đoạn thẳng \({A_i}{A_j}\). Ngược lại, mỗi đoạn thẳng với hai đầu mút là hai điểm \({A_i},{\rm{ }}{A_j}\) tương ứng với tập con \(\{ {A_i},{\rm{ }}{A_j}\} \). Thứ tự hai đầu mút không quan trọng : Đoạn thẳng \({A_i}{A_j}\) và đoạn thẳng \({A_j}{A_i}\) chỉ là một đoạn thẳng. Vậy số đoạn thẳng mà hai đầu mút là hai điểm thuộc \(P\) chính bằng số tổ hợp chập 2 của \(n\) phần tử, tức là bằng  \(C_n^2 = {{n\left( {n - 1} \right)} \over 2}.\)


LG b

Có bao nhiêu vecto khác vecto \(\overrightarrow 0 \) mà điểm đầu và điểm cuối thuộc P ?

Lời giải chi tiết:

Với mỗi bộ hai điểm có sắp thứ tự \(({A_i},{\rm{ }}{A_j}) (i ≠ j)\) ta tạo được một vecto \(\overrightarrow {{A_i}{A_j}} \) ứng với một bộ hai điểm có sắp thứ tự \(({A_i},{\rm{ }}{A_j})\), \(A_i\) là điểm gốc, \(A_j\) là điểm ngọn. Thứ tự hai điểm ở đây quan trọng vì \(\overrightarrow {{A_i}{A_j}} \,và \,\overrightarrow {{A_j}{A_i}} \) là hai vecto khác nhau. Do đó số vecto cần tìm bằng số chỉnh hợp chập \(2\) của \(n\) phần tử, tức là bằng  \(A_n^2 = n\left( {n - 1} \right).\)

 

Bài giải tiếp theo
Câu 8 trang 62 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 9 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 10 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 11 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 12 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 13 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 14 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 15 trang 64 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 16 trang 64 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Video liên quan