Câu 25a, 25b, 25c phần bài tập tương tự – Trang 88, 89 Vở bài tập Vật lí 6
Giải câu 25a, 25b, 25c phần bài tập tương tự – Trang 88, 89 VBT Vật lí 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự đông đặc.....
Đề bài
2. Bài tập tương tự
25a
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan tới sự đông đặc?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Tuyết đang rơi.
C. Ngọn nến đang cháy.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Phương pháp giải:
Nhận biết hiện tượng đông đặc: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Lời giải chi tiết:
Vì tuyết đang rơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn nên nó liên quan tới sự đông đặc.
Đáp án B
25b
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Tuyết đang rơi.
C. Máy làm kem đang hoạt động.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Phương pháp giải:
Nhận biết hiện tượng đông đặc: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Lời giải chi tiết:
Vì không có sự chuyển thể từ lỏng sang rắn ở việc ngọn nến đang cháy.
Đáp án A
25c
Hình 25.2 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất đang chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
1. Chất đó là chất gì?
2. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất này theo thời gian.
3. Mô tả thể của chất này theo thời gian.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của sự đông đặc.
Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Lời giải chi tiết:
1.
Chất này là băng phiến vì có nhiệt độ nóng chảy là 80°C.
2.
Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của băng phiến giảm.
Từ phút thứ 3 đến phút thứ 8 nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Từ phút thứ 8 đến phút thứ 12 nhiệt độ của băng phiến giảm.
3.
Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3, chất ở thể rắn.
Từ phút thứ 3 đến phút thứ 8, chất ở thể rắn và cả thể lỏng.
Từ phút thứ 8 đến phút thứ 12, chất ở thể lỏng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Câu 25a, 25b, 25c phần bài tập tương tự – Trang 88, 89 Vở bài tập Vật lí 6 timdapan.com"