Câu 23.a, 23.b, 23.c phần bài tập bổ sung – Trang 79,80 Vở bài tập Vật lí 7

Giải bài 23.a, 23.b, 23.c phần bài tập bổ sung – Trang 79,80 VBT Vật lí 7. Hình 23.1 mô tả một công tắc (còn gọi là rơ le) tự động ...


Đề bài

2. Bài tập bổ sung 


23.a.

Hình 23.1 mô tả một công tắc (còn gọi là rơ le) tự động ngắt mạch điện để đảm bảo an toàn điện. Hãy tìm hiểu hoạt động của công tắc này:

hình 23.1 - bài 23 trang 79 VBT vật lí 7

a) Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm điện, với thanh sắt và với tiếp điểm khi dòng điện chưa quá mạnh ? Vì sao ?

b) Có hiện tượng gì xảy ra nếu dòng điện quá mạnh, trên mức cho phép ?

c) Sau đó phải làm gì để có dòng điện chạy qua mạch điện và bóng đèn ?

Phương pháp: dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm; khi dòng điện đi qua cuộn dây thì cuộn dây trở thành một nam châm điện có khả năng hút sắt

Lời giải chi tiết: 

a) Khi dòng điện chưa quá mạnh, nam châm điện vẫn hút thanh sắt, nhung lực hút nhỏ nên không đủ thắng được lực đàn hồi giữ bởi thanh đàn hồi, do đó thanh sắt vẫn tiếp xúc với tiếp điểm, mạch điện kín có dòng điện trong mạch.

b) Nếu dòng điện quá mạnh, trên mức cho phép thì nam châm điện tạo ra lực hút mạnh lớn hơn lực giữ của thanh đàn hồi, khiến cho thanh sắt quay xuống làm hở mạch điện và do đó mạch điện được ngắt.

c) Khi đó thanh sắt bị lệch xuống dưới, muốn cho có dòng điện chạy qua mạch điện và bóng đèn thì ta cần ấn núm ấn để cho thanh sắt trở về vị trí nằm ngang và tiếp xúc với tiếp điểm.


23.b.

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải

A. nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm một thời gian.

B. nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian.

C. nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương và nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện.

D. nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện.

Phương pháp: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm => vật cần mạ gắn với cực âm, chất liệu để mạ gắn với cực dương

Lời giải chi tiết: 

Chọn C.

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải nhúng một thanh kẽm và cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương và nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện.


23.c.

Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại. Đó là tác dụng nào của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng hóa học.

Phương pháp: dòng điện có tác dụng dinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.

Lời giải chi tiết: 

Chọn B.

Dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại. Đây là tác dụng sinh lí của dòng điện.

 

Bài giải tiếp theo