Câu 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 phần bài tập trong SBT – Trang 78 Vở bài tập Vật lí 7

Giải bài 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 phần bài tập trong SBT – Trang 78 VBT Vật lí 7. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút ...


Đề bài

1. Bài tập trong SBT 


23.1.

Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút

A. các vụn nhôm                                   B. các vụn sắt

C. các vụn đồng                                     D. các vụn giấy viết

Phương pháp: Sử dụng tính chất hút sắt của nam châm 

Lời giải chi tiết:  

Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây trở thành một nam châm điện có khả năng hút các vụn sắt

=> Chọn B


23.2.

Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện

C. tác dụng từ của dòng điện

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện

Phương pháp: Vận dụng tính chất từ của dòng điện và tính chất hút của nam châm điện

Lời giải chi tiết: 

Dòng điện có tác dụng từ, khi dòng điện chạy qua cuộn dây (có lõi sắt) thì cuộn dây trở thành nam châm điện và có khả năng hút sắt, khi ngắt dòng điện cuộn dây không còn là nam châm điện

=> Chọn C


23.3.

Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muôi đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ

A. làm dung dịch này nóng lên

B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn

C. làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Phương pháp: Sử dụng tác dụng hóa học của dòng điện: Dòng điện có tác dụng hóa học khi đi qua các dung dịch điện phân, làm dương cực tan và âm cực biến đổi màu do có chất khác bám vào

Lời giải chi tiết: 

Ta có: 

Dòng điện có tác dụng hóa học khi đi qua các dung dịch điện phân, làm dương cực tan và âm cực biến đổi màu do có chất khác bám vào

=> Chọn D


23.4.

Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điềm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng.

Tác dụng sinh lí

Bóng đèn bút thử điện sáng

Tác dụng nhiệt

Mạ điện

Tác dụng hóa học

Chuông điện kêu

Tác dụng phát sáng

Dây tóc bóng đèn phát sáng

Tác dụng từ

Cơ co giật

 
Phương pháp: Các tác dụng cơ bản của dòng điện: tác dụng sinh lí, tác dụng nhiệt , tác dụng hóa học, tác dụng phát sáng, tác dụng từ 
Lời giải chi tiết: 
Tác dụng sinh lí - Cơ co giật.
Tác dụng nhiệt - Dây tóc bóng đèn phát sáng.
Tác dụng hóa học - Mạ điện.
Tác dụng phát sáng - Bóng đèn bút thử điện sáng.
Tác dụng từ - Chuông điện kêu.