Câu 1, 2, 3, 4,5 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 138, 139 Vở bài tập vật lí 8

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 138, 139 Vở bài tập Vật lí 8 có đáp án, lời giải chi tiết kèm phương pháp giải đầy đủ tất cả các bài


Đề bài

BÀI TỰ KIỂM TRA CUỐI PHẦN NHIỆT

PHẦN I. (6 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.


1.

Trong dao động của con lắc vẽ ở hình bên, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi con lắc chuyển động

A. con lắc chuyển động từ A đến C.

B. con lắc chuyển động từ C đến A.

C. con lắc chuyển động từ A đến B.

D. con lắc chuyển động từ B đến C.

hình 27.1

Phương pháp:

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo nên con lắc có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

Phương án A. Từ A đến C có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng rồi từ động năng thành thế năng.

Phương án B. Từ C đến A có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng rồi từ động năng thành thế năng.

Phương án D. Từ B đến C có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng.


2.

Một người kéo đều một gầu nước trọng lượng 20N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của người đó là:

A. 120W.

B. 240W.

C. 60W.

D. 4W.

Phương pháp:

Công cơ học A=F.s trong đó F là độ lớn của lực kéo vật dịch chuyển quãng đường s.

Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) trong đó:  A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.

Lời giải chi tiết:

Đổi 0,5 phút = 30s.

Công của người sinh ra để kéo đều gầu nước là: A = F.s = 20 . 6 = 120J.

Công suất của người đó là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{120}}{{30}} = 4W\)

Chọn D.


3.

Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên một vật không tính chất nào sau đây?

A. Hỗn độn không ngừng.

B. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.

C. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng lớn.

D. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp.

Phương pháp:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật không phụ thuộc vào khối lượng của vật.


4.

 Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng thì

A. nhiệt độ của vật tăng.

B. khối lượng của vật tăng.

C. khối lượng riêng của vật tăng.

D. cả khối lượng và khối lượng riêng đều tăng.

Phương pháp:

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Khi chuyển động nhiệt số lượng nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không thay đổi nên khối lượng vật không đổi


5.

Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng là động năng và thế năng của vật.

C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Phương pháp:

Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Lời giải chi tiết:

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng, không bao gồm thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Bài giải tiếp theo
Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8
Câu 10, 11, 12 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140 Vở bài tập Vật lý lớp 8
Câu 13, 14 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140, 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8


Từ khóa