Cái chúc thư (Vũ Đình Long)
Cái chúc thư (Vũ Đình Long) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Vũ Đình Long (1896 – 1960) quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội
- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc.
2. Sự nghiệp
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đồng thời rất mê ca kịch. Lớn lên, ông đi học làm thuốc, ngành bào chế, nhưng sau đó lại chuyển sang dạy học ở thị xã Hà Đông, rồi chuyển về Hà Nội.
- Vũ Đình Long bắt đầu sáng tác kịch ngay từ khi còn trẻ. Vở kịch nổi tiếng Chén thuốc độc, 3 hồi, đăng trên tạp chí Hữu Thanh số 4,5 vào tháng 9 năm 1921, được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam.
- Năm 1925, khi 29 tuổi, Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân tại nhà số 93 phố Hàng Bông, Hà Nội, trong khi vẫn làm việc tại ở Sở Học chánh Đông Pháp.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Vũ Đình Long gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc.
- Những năm chiến tranh Đông Dương, ông sống ở nội thành Hà Nội, dù gia đình ông vẫn là nơi đi về tin cậy của các nhà văn đi theo kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại, ông ở lại miền Bắc, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I.
3. Tác phẩm: Chén thuốc độc (1921); Tòa án lương tâm (1923); Đàn bà mới (1944); Tổ quốc trên hết (1949, phóng tác); Gia tài (1958, phong tác)
Sơ đồ tư duy tác giả Vũ Đình Long:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích từ tác phẩm Gia tài do Vũ Đình Long phóng tác năm 1958 từ vở hài kịch Lê-ga-tê Uy-ni-véc-xen (Lesgataire Universel) của Rơ-nha (Regnard). Hành động kịch xoay quanh việc ông già Di Lung tìm người thừa kế gia tài của mình. Nhưng ông Di Lung lâm trọng bệnh, có nguy cơ sắp về “chầu Phật”. Để cầm chắc phần thừa hưởng của mình, Hy Lạc – cháu ruột của ông Di Lung – đã cùng với Khiết – người hầu của Hy Lạc và Lý – người hầu của của ông Di Lung, mời công chứng viên đến nhà, lập chúc thư giả. Khiết cải trang làm cho ông Di Lung để lừa bịp công chứng viên. Nhưng ông Di Lung đột nhiên khỏe lại. Khiết, Lý, Hy Lạc dù rất hoảng sợ nhưng vẫn tìm được cách làm cho ông Di Lung tin rằng cái chúc thư giả kia là thật, do chính ông ta lập nên.
- Văn bản trong SGK trích Hồi IV (lớp thứ III, IV, V, VI) của tác phẩm.
b. Tóm tắt
Văn bản nói về cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có nguy cơ không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để cho ai, Hy Lạc, Khiết và Lý bàn mời công chứng đến nhà lập chúc thư giả. Khiết cải trang làm ông Di Lung lừa bịp công chứng viên.
c. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “làm việc ám muội này”): Chuẩn bị màn kịch trước khi viên công chứng tới.
- Phần 2 (Còn lại): Vở kịch khi công viên chứng tới.
d. Thể loại: kịch
e. Phương thức biểu đạt: ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể chuyện
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Thông qua đoạn trích, người đọc có thể thấy được những mặt trái tồn tại trong tâm lí con người. Các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý lòa đại diện cho những kẻ cấu ham tiền tài, thích trục lợi cho mình. Vì lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đối phó với chính người thân của mình.
b. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích.
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
Sơ đồ tư duy văn bản Cái chúc thư:
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Cái chúc thư (Vũ Đình Long) timdapan.com"