Báo cáo thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime

1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm...


1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.

Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.

Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.

Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.

Giải thích: Do tạo ra \(Cu(OH)_2\) theo PTHH:

\(2NaOH + CuSO_4 → Na_2SO_4 + Cu(OH)_2\).

Phản ứng giữa \(Cu(OH)_2\) với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.

Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:

+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.

+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.

+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.

Giải thích:

PVC cháy theo PTHH : \((C_2H_3Cl)_n + {5 \over 2}n O_2 → 2nCO_2 + nH_2O + nHCl\).

Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.

PE cháy theo PTHH: \((C_2H_2)_n + 3nO_2 → 2nCO_2 + 2nH_2O\).

Phản ứng cho khí \(CO_2\) nên không có mùi xốc.

- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:

\((C_6H_{10}O_5)_n + 6nO_2 → 6nCO_2 + 5nH_2O\).

Khí thoát ra là \(CO_2\) không có mùi.

Bài giải tiếp theo