Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp

Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8


Tác giả

Tham khảo thêm tại đây


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1871, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.

b. Thể loại: tấu

Tấu là thể văn thư của bề tôi, do thần dân dâng gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.

c. Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (Từ đầu...tệ hại ấy): Mục đích của việc học

- Phần 2 (Cúi từ nay...xin chớ bỏ qua): Bàn về cách học

- Phần 3 (Đạo học...thịnh trị): Kết quả dự kiến

- Phần 4 (Đoạn còn lại): Kết luận về phép học

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

b. Nghệ thuật

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục.