Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 27 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 27 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

Câu 1: Đọc bài Tranh làng Hồ và cho biết những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?

A

B

1. Tranh lợn ráy

a. khoáy âm dương rất có duyên

2. Tranh vẽ đàn gà con

b. là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa, càng ngắm càng ưa nhìn

3. Kĩ thuật tranh

c. rất Việt Nam, được làm từ những chất liệu gợi nhắc tha thiết tới làng quê, đất nước

4. Màu trắng điệp

d. tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ

5. Màu đen

e. đã đạt tới sự trang trí tinh tế

 

Câu 2: Ý nghĩa của bài văn Tranh làng Hồ?

A. Đưa người đọc tới khám phá một nét sinh hoạt, một khung cảnh làng quê mang đậm hồn quê Việt Nam ở làng Hồ

B. Giúp người đọc hiểu hơn về giấy dó và trân trọng những sáng tạo của những tác giả dân gian

C. Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc

D. Trân trọng sự sáng tạo và cống hiến của tác giả dân gian khi làm ra giấy dó, đó là phát minh vĩ đại cần được truyền thụ cho con cháu mãi sau này

 

Câu 3: Đọc lại bài thơ Đất nước và cho biết: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?

 

Câu 4: Ý nghĩa của bài thơ Đất nước?

A. Miêu tả cảnh vật đất trời xưa và nay từ đó làm một phép so sánh cho chúng ta thấy đất trời vào thu ngày nay vui và đẹp hơn xưa

B. Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

C. Khẳng định non sông đất nước ta vô cùng tươi đẹp

D. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu vừa vui vừa đẹp lại vừa buồn là cái buồn khiến người ta phải xao xuống mãi không quên

 

Câu 5: Tên địa lí nào viết đúng chính tả?

A. Bắc-kinh

B. Thái lan

C. Nhật Bản

D. La-Mã

 

Câu 6: Trong các trường hợp sau trường hợp nào viết đúng chính tả?

A. A-ri-ôn

B. Bắc-kinh

C. Bạch cư dị

D. Ma ri Ô

 

Câu 7: Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống  quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao

A. Truyền thống

B. Tục ngữ, ca dao

1. Yêu nước

a. Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Lao động cần cù

b. Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách

3. Đoàn kết

c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

4. Nhân ái

d. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ;

Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

 

Câu 8: Tìm từ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn

Lựa chọn trở thành một bác sĩ, một giáo viên, hoặc một họa sĩ là quyết định của con. Vì vậy, ngay từ bây giờ con phải suy nghĩ cho thật kĩ, bố mẹ có thể cho con ý kiến nếu con muốn.           

A. Từ “Lựa chọn”

B. Từ “Vì vậy”

C. Từ “suy nghĩ”

D. Từ “ý kiến”

 

Câu 9: Gạch dưới các quan hệ từ có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau:

            Chị Hằng kể: Tuần trước, Cuội út sang Sao Hỏa chơi, trót ăn nhiều quá một loại quả gì đó nên bây giờ cứ ngủ lăn lóc. Cuội còn cho biết Sao Hỏa có một loại thuốc, uống vào sẽ hết cơn buồn ngủ khủng khiếp này. Nhưng Chị Hằng không thể đi lấy loại thuốc đó được. Vì vậy, thông báo tin này để tất cả các bạn đánh thức Cuội út dậy, nếu không chẳng ai đi chăn trâu cả.

 

Câu 10: Viết một đoạn văn (5-7 câu) tả loài cây mà em thích, trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Sự đánh giá của tác giả với tranh làng Hồ được thể hiện qua những từ ngữ;

1 – a: Tranh lợn ráy: khoáy âm dương rất có duyên

2 – d: Tranh vẽ đàn gà con: tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ

3 – e: Kĩ thuật tranh: đã đạt tới sự trang trí tinh tế

4 – b: Màu trắng điệp: là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa, càng ngắm càng ưa nhìn

5 – c: Màu đen: rất Việt Nam, được làm từ những chất liệu gợi nhắc tha thiết tới làng quê, đất nước

Đáp án đúng: 1-> a, 2 -> d, 3 ->e, 4 -> b, 5 -> c

Câu 2:

Ý nghĩa của bài văn Tranh làng Hồ:

Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc

Đáp án đúng: C.

Câu 3:

- Lòng tự hào về đất nước tự do:

+Thể hiện qua những từ ngữ được lặp đi lặp lại với nhau: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta. Các từ ngữ đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, niềm hạn phúc về đất nước giờ đây đã được hưởng niềm tự do, hạnh phúc trọn vẹn

+Những hình ảnh được liệt kê những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa như một cách thêm phần khẳng định chúng ta đã hoàn toàn được hưởng tự do và độc lập, mỗi một tấc đất, mỗi một cảnh vật đều là của chúng ta, những gì tươi đẹp nhất trên đất nước này đều là của dân tộc ta, đất nước ta

- Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc:

+Nước những người chưa bao giờ khuất: Nước của những người chưa bao giờ chịu khuất phục hoặc cũng có thể hiểu là những con người bất tử. hình ảnh này là để nhắc đến những con người dũng cảm, dám đứng lên kiên cường đấu tranh để đem lại cho chúng ta tự do, bình yên như ngày hôm nay. Những người ấy dù còn sống hay là đã hi sinh thì hình ảnh của họ mãi là bất tử, họ còn sống mãi cùng với non sông đất nước, sống trong lòng mỗi con người Việt Nam

+Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa vọng nói về: Là lời của ông cha dường như vẫn còn luôn vang vọng vào trong đất trời sông núi ngày hôm nay. Nhắc nhở chúng ta hưởng cuộc sống tươi đẹp này thì phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người đi trước, những người đã ngã xuống, những người đã hi sinh, những người đã vất vả khó nhọc để cho chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay

Câu 4:

Ý nghĩa của bài thơ Đất nước

Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

Đối với tên địa lí nước ngoài có phiên âm Hán Việt, em viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

Các trường hợp viết đúng đó là: Nhật Bản

Đáp án đúng : C.

Câu 6:

Trường hợp viết đúng là: A-ri-ôn

Đáp án đúng: A.

Câu 7:

- Yêu nước: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

- Lao động cần cù: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ;

Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

- Đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Nhân ái: Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách

Đáp án đúng: 1->c, 2 -> d, 3 ->a, 4->b

Câu 8:

Từ vì vậy là từ để nối câu 1 và câu 2 trong đoạn văn.

Đáp án đúng: B. Từ “Vì vậy”

Câu 9:

            Chị Hằng kể: Tuần trước, Cuội út sang Sao Hoả chơi, trót ăn nhiều quá một loại quả gì đó nên bây giờ cứ ngủ lăn lóc. Cuội còn cho biết Sao Hoả có một loại thuốc, uống vào sẽ hết cơn buồn ngủ khủng khiếp này. Nhưng chị Hằng không thể đi lấy loại thuốc đó được. Vì vậy, thông báo tin này để tất cả các bạn đánh thức Cuội út dậy, nếu không chẳng ai chăn trâu cả.

Câu 10:

         Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Bởi vậy, lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.