Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 26 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 26 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

Câu 1: Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò?

A. Cho thấy được cụ giáo Chu là người có rất nhiều môn sinh

B. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

C. Kể lại diễn biến ngày mừng thọ của cụ giáo Chu

D. Cho thấy cụ đồ mới là người có nhiều môn sinh nhất, nhiều hơn cả cụ giáo Chu

 

Câu 2: Ý nghĩa của bài văn Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân?

A. Cho thấy hội thi nấu cơm ở Đồng Vân được diễn ra vô cùng khốc liệt, cạnh tranh

B. Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

C. Mong muốn mở một lớp dạy nấu cơm cổ truyền cho mọi người theo học để giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc

D. Cả A và C đều đúng

 

Câu 3: Cho các tên người và tên địa lí nước ngoài ở cột A và cách viết các tên người, tên địa lí nước ngoài ở cột B. Em ghép nối các tên đó với cách viết tương ứng ở cột B

Tên riêng nước ngoài

Cách viết tên riêng nước ngoài

1. Hi-rô-si-ma

a. Tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của các tiếng tạo thành tên riêng đó.

2. Tây Ban Nha, Khổng Tử

b. Tên một tác phẩm văn học: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó

3. Bộ truyện “Tây du kí”

c. Tên một thành phố nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối

4. Ma-ri-ô, Nen-xơn Man-đê-la

d. Tên người nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối

 

Câu 4: Tên người nào viết đúng chính tả?

A. Tôn ngộ không

B. Trư-bát-giới

C. Sa-Tăng

D. Ngô Thừa Ân

 

Câu 5: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm

Truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng

Truyền có nghĩa là

trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

Truyền có nghĩa là

lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết

Truyền có nghĩa là

nhập vào hoặc đưa vào cơ thể

 

 

 

 

Câu 6: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chô trống sau

Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động

A. truyền thống

B. truyền hình

C. truyền cảm

D. truyền tụng

 

Câu 7: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chô trống sau

Tết âm lịch còn được gọi là tết ……… của dân tộc

A. truyền ngôi

B. tuyên truyền

C. truyền cảm

D. cổ truyền

 

Câu 8: Gạch dưới từ ngữ được thay thế để nối các câu và các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn. Nêu tác dụng của các từ đó.

           Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chán chắn.

(Theo A-mi-xi)

Câu 9: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

 

Câu 10: Viết đoạn văn (4-5 câu) về một tấm gương vượt khó học giỏi. Trong đoạn văn có dùng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò:

Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Đáp án đúng: B.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài văn Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân:

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

1- c: Hi-rô-si-ma: Tên một thành phố nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối

2 – a: Tây Ban Nha, Khổng Tử: Tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của các tiếng tạo thành tên riêng đó.

3 – b: Bộ truyện “Tây du kí”: Tên một tác phẩm văn học: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó

4 – d: Ma-ri-ô, Nen-xơn Man-đê-la: Tên người nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối

Đáp án đúng: 1->c, 2->a, 3->b, 4->d

Câu 4:

Đối với tên người nước ngoài có phiên âm Hán Việt, em viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

Trường hợp viết đúng là: Ngô Thừa Ân

Đáp án đúng: D.

Câu 5:

- Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): truyền thống, truyền ngôi, truyền nghề

- Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền tụng, truyền tin, truyền hình

- Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể: truyền máu, truyền nhiễm

Câu 6:

Từ cần điền vào chỗ trống là: truyền cảm

Đáp án đúng: C.

Câu 7:

Từ cần điền vào chỗ trống đó là: cổ truyền

Đáp án đúng: D.

Câu 8:

Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn.

- Từ anh ấy được dùng để thanh thế cho Ga-rô-nê ở câu thứ nhất, anh ấy được đặt ở đầu câu có tác dụng liên kết câu thứ nhất và câu thứ 2 của đoạn văn.

- Các từ anh ở câu thứ 2 và câu thứ 3 trong đoạn văn được lặp lại có tác dụng liên kết câu thứ 2 và câu thứ 3 của đoạn văn.

Câu 9:

Hai câu trong bài được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Hoa đào ở câu thứ nhất được thay thế bằng nó ở câu thứ hai.

Câu 10:

           Ngọc Anh là một tấm gương vượt khó học giỏi được nhiều người biết đến ở trường tôi. Cậu ấy được các bạn vô cùng yêu mến và nể phục. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà lại xa trường nhưng Ngọc Anh chưa bao giờ đi học muộn. Thành tích học tập của cậu ấy luôn nằm trong top đầu của lớp. Lớp chúng tôi lúc nào cũng cảm thấy tự hào vì có cậu ấy là một thành viên trong lớp.