Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 25 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 25 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

Câu 1: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

A. Trước khi mọi người đi lên miền ngược hoặc về miền xuôi thì đều phải đến đền thờ các vua Hùng thắp hương thì mới có thể gặp nhiều may mắn và thuận lợi

B. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người miền Ngược, thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc.

C. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người miền Xuôi, dù đi đâu xa cũng biết cúi đầu nhớ về ngày giỗ Tổ

D. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.

 

Câu 2: Đọc lại bài Cửa sông và cho biết: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

 

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng

a. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô-Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn

b. Sau câu chuyện kì lạ xảy ra với A-ri-ôn, ở nhiều thành phố Hi-Lạp và La-Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng

 

Câu 4: Địa danh nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. Hi-ma Lay-a

B. Hi-rô Si-ma

C. Oa-Sinh-Tơn

D. Pa-ri

 

Câu 5: Tên người nước ngoài nào được viết đúng chính tả?

A. Nen-xơn-man Đê-la

B. Ê Mi Li

C. Mo-ri-xơn

D. A lếch xây

 

Câu 6: Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân?

A. Cho thấy được tình thế rối ren, loạn lạc vào thời đại nhà Trần, vừa phải chống giặc ngoại xâm lại vừa phải đối mặt với những nghi kị, tị hiềm trong chính triều đình

B. Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống  tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một

C. Ca ngợi Trần Quốc Tuấn là một người có tài thao lược, ông đóng góp công sức vô cùng to lớn vào thắng lợi chung của toàn dân tộc

D. Bày cho người ta một kế sách vô cùng hiệu quả để đối phó với quân địch mạnh chính là đoàn kết.

 

Câu 7: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Dạo này, bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến …….. cảm thấy mệt mỏi và áp lực mà không hề thoải mái và hứng thú gì cả.

Từ cần điền vào chỗ trống đó là:

A. mình

B. mẹ

C.

D. bố

 

Câu 8: Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị Nhà Trò bự những phấn như mới lột

A. ông ta

B. ông ấy

C. em ấy

D. chị ta

 

Câu 9: Mẩu chuyện vui dưới đây có một lỗi sai từ để nối, em hãy tìm và chữa lại cho đúng

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

- Bố viết được.

- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

- ? !

 

Câu 10: Em trò chuyện cùng bạn về một chủ đề nào đó rồi ghi lại cuộc đối thoại đó.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ 6 đã “hóa thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Từ đó người Việt ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.

Đáp án đúng: D.

Câu 2:

- Để nói về nơi sông chảy ra biển, tác giả đã dùng những từ: cửa, không then khóa, không khép lại, mở ra

- Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.

Câu 3:

a. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô-Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn

Xa-xa-cô-Xa-xa-ki -> Xa-xa-cô Xa-xa-ki

b. Sau câu chuyện kì lạ xảy ra với A-ri-ôn, ở nhiều thành phố Hi-LạpLa-Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng

Hi-Lạp -> Hi Lạp

Câu 4:

Địa danh viết đúng chính tả đó là: Pa-ri

Đáp án đúng: D.

Câu 5:

Tên người nước ngoài được viết đúng chính tả là: Mo-ri-xơn

Đáp án đúng: C.

Câu 6:

Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân

Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống  tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một

Đáp án đúng: B.

Câu 7:

Bởi vì câu thứ nhất đối tượng được nhắc đến là bé nên câu thứ 2 người bị tác động bởi việc học này phải là bé chứ không phải ai khác

Vậy nên từ cần điền vào chỗ trống là từ

Đáp án đúng: C.

Câu 8:

Chị Nhà Trò -> chị ta

Đáp án đúng

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu. Người chị ta bự những phấn như mới lột

Câu 9:

Từ nhưng dùng để nối hai vế có quan hệ đối lập với nhau nhưng ở đây vế sau của cậu bé so với câu trên nói về việc bố có thể viết được trong bóng tối hay không thì lại mang nghĩa là kết quả. Bởi vậy quan hệ từ Nhưng phải thay bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì…

Đáp án đúng

Nhưng -> vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì…

Câu 10:

- Em: Cậu đã đọc bài tập đọc “Ngoài đường phố” chưa Minh?

- Minh: Mình chưa đọc, có điều gì thú vị à cậu?

- Em: Ừm, mình rất thích nó, câu chuyện nằm trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả của tác giả A-mi-xi, đó là một tác phẩm đáng để đọc.

- Minh: Ngoài đường phố nói về chuyện gì vậy? kể cho mình nghe một chút được không?

- Em: Đó là cách ứng xử đúng đắn với những tình huống có thể xảy ra trên đường phố mà người bố dạy cho En-ri-cô. Mình đã học được rất nhiều điều bổ ích từ những lời dạy dỗ đó.

- Minh: Để mình lấy sách ra và đọc nào. Mình cũng muốn biết cách ứng xử đúng đắn ở ngoài đường phố gồm những gì.

- Em: ừm, cậu đọc đi. Rồi chúng mình cũng nhau thực hiện như lời bố En-ri-cô đã dạy nhé!

- Minh: Đồng ý!