Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 24 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần 24 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần
Đề bài
Câu 1: Đọc lại bài Luật tục xưa của người Ê-đê và nối các tội ở cột A với hình thức xử phạt tương ứng ở cột B:
A. Các tội |
B.Hình thức xử phạt |
1. Tội không hỏi cha mẹ |
a. Phải xét xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ |
2. Tội ăn cắp |
b. Phải đưa ra xét xử |
3. Tội giúp kẻ có tội |
c. Phải trả lại đủ giá, phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp |
4. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình |
d. Cũng là kẻ có tội như kẻ mà người đó bao che |
Câu 2: Qua bài Hộp thư mật em hãy cho biết hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền cao của địch
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm được những sở thích thú vị của bọn giặc
Câu 3: Em phát hiện những lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng
a. Ca sĩ Siu-blách là một người dân tộc.
b. Chàng Đăm-săn sức khỏe muôn người không địch nổi.
Câu 4: Em phát hiện những lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng
a. Ông Phàn-Phù-Lìn là người đã có công vô cùng lớn trong việc thay đổi tập quán làm lúa nương của người dân xã Trịnh tường
b. A-ma-dơ-hao mài gấp kiếm cùng lũ làng đuổi giặc
Câu 5: Cho các từ sau đây, em hãy sắp xếp vào các nhóm thích hợp
Công an, đồn biên phòng, tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán
Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh |
Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh |
|
|
Câu 6: Em ghép nối để được các kết hợp chính xác
Quan hệ về nghĩa giữa các vế |
Các cặp quan hệ từ |
1. Quan hệ hô ứng giữa các vế |
a. Tuy, mặc dù, nhưng, tuy…nhưng…, dù…nhưng, mặc dù…nhưng…. |
2. Quan hệ tương phản giữa các vế |
b. Không những…mà….; chẳng những ….mà; không chỉ… mà |
3. Quan hệ tăng tiến giữa các vế |
c. Nếu, hễ, giá, thì, nếu…thì…, hễ mà…thì…,giá…thì…. |
4. Quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả |
d.vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng… đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu |
Câu 7: Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống
Nó …. nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc …. không thể hoàn thành như dự định được.
A. càng …càng…
B. Hễ mà…thì…
C. vừa….vừa…
D. mặc dù…nhưng…
Câu 8: Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống
Cơn bão đi tới …. làng mạc, ruộng đồng, nhà cửa bị tàn phá đến ….
A. không những…mà…
B. nào …ấy
C. bao nhiêu….bấy nhiêu
D. đâu…đấy
Câu 9: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Chiếc xe ngựa ……. đậu lại, tôi …… nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra
b. Thằng bé đi đến …….., những tiếng mắng chửi, xỉ vả theo đến ……..
Câu 10: Viết đoạn văn (4-6 câu) tả một đồ vật thân thuộc của em.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
- Tội không hỏi cha mẹ: Phải đưa ra xét xử
- Tội ăn cắp: Phải trả lại đủ giá, phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp
- Tội giúp kẻ có tội: Cũng là kẻ có tội như kẻ mà người đó bao che
- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình: Phải xét xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ
Đáp án đúng: 1->b, 2->c, 3->d, 4->a
Câu 2:
Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
a. Ca sĩ Siu-blách là một người dân tộc
Siu-blách -> Siu-Blách
b. Chàng Đăm-săn sức khỏe muôn người không địch nổi
Đăm-săn -> Đăm Săn
Câu 4:
a. Ông Phàn-Phù-Lìn là người đã có công vô cùng lớn trong việc thay đổi tập quán làm lúa nương của người dân xã Trịnh tường
Phàn-phu-lìn -> Phàn Phù Lìn, Trịnh tường -> Trịnh Tường
b. A-ma-dơ-hao mài gấp kiếm cùng lũ làng đuổi giặc
A-ma-dơ-hao -> A-ma Dơ-hao
Câu 5:
- Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh: công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán
- Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật
Câu 6:
- Quan hệ hô ứng giữa các vế: vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…
đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu
- Quan hệ tương phản giữa các vế: Tuy, mặc dù, nhưng, tuy…nhưng…, dù…nhưng, mặc dù…nhưng….
- Quan hệ tăng tiến giữa các vế: Không những…mà….; chẳng những ….mà; không chỉ… mà
- Quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả: Nếu, hễ, giá, thì, nếu…thì…, hễ mà…thì…,giá…thì….
Đáp án đúng: 1->d, 2->a, 3->b, 4->c
Câu 7:
Câu ghép đã cho hai vế câu có quan hệ hô ứng với nhau, khi thử các đáp án thì có cặp quan hệ từ càng…càng là phù hợp với ý nghĩa của câu
Nó càng nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc càng không thể hoàn thành như dự định được.
Đáp án đúng: A. càng …càng…
Câu 8:
Hai vế câu có quan hệ hô ứng, sau khi thử các trường hợp cặp quan hệ từ hô ứng thì có cặp đâu…đấy là phù hợp nhất
Cơn bão đi tới đâu làng mạc, ruộng đồng, nhà cửa bị tàn phá đến đấy
Đáp án đúng: D. đâu…đấy
Câu 9:
a. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra
b. Thằng bé đi đến đâu, những tiếng mắng chửi, xỉ vả theo đến đấy.
Câu 10:
Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ. Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 24 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết) timdapan.com"