Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 20 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 20 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

I. Bài tập về đọc hiểu

Cây xương rồng

       Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.

       Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.

      Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

       Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

      Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.

      Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?

a. Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây

b. Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa

c. Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết

d. Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ

2. Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?

a. Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn

b. Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư

c. Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng

d. Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ

3. Khi chết, người con biến thành gì?

a. Người con biến thành ngọn gió lang thang

b. Người con cũng biến thành cây xương rồng

c. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc

d. Người con biến ngay thành một cây đại thụ

4. Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?

a. Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được

b. Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu

c. Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn

d. Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau

 

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống:

a) r hoặc d, gi:

Ó o từ gốc cây …ơm

Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng

Ông trời bật lửa đằng đông

Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai

Mẹ ra kéo nước…ếng khơi

Chị mây ...ậy muộn ngượng cười lên theo

Cùng em tinh nghịch chú mèo

Meo meo thể...ục bài trèo cây cau.

(Theo Nguyễn Ngọc Oánh)

b) o hoặc ô

                 D..ng s...ng qua trước cửa

                 Nước rì rầm ngày đêm

                 S...ng mở những cánh buồm

                 Thuyền về xuôi lên ngược.

 

                  R...n rã c...n tàu dắt

                  Kéo cả đoàn sà lan

                  G... nứa từ trên ngàn

                 Thả bè chơi r...ng rắn.

(Theo Việt Tâm)

2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng:

lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công

Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”

Công có nghĩa là “thợ”

Công có nghĩa là “đánh phá”

 

 

 

 

3. Dùng gạch chéo (/) tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau:

a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.

b) Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm

c) Vì người con đã biến thành sa mạc nên người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu.

5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chương trình hoạt động của lớp em:

Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

(Lớp .......)

I – Mục đích

.........................................

II – Phân công chuẩn bị

1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ:...........

2. Trang trí lớp:..................................

3. Làm báo tường:..........................

4. Chương trình văn nghệ:

- Dẫn chương trình:..............................

- Các tiết mục văn nghệ:

+..........................................

+..........................................

+..........................................

+..........................................

+..........................................

5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: ..........................................

III – Chương trình cụ thể

1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ:.....................................

2. Giới thiệu báo tường: ...........

3. Chương trình văn nghệ:

- Giới thiệu chương trình: .......................

- Biểu diễn:

+...................................................

+...................................................

+....................................................

+....................................................

+...................................................

4. Phát biểu kết thúc buổi lễ:................

Lời giải chi tiết

I. Bài tập về đọc hiểu

1. Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt đó là: Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây.

Chọn đáp án: a

2. Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói rằng: Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư.

Chọn đáp án: b 

3. Khi chết, người con biến thành cát, làm thành sa mạc.

Chọn đáp án: c

4. Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói rằng: Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt hiu quanh.

Chọn đáp án: b

 

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống:

a) r hoặc d, gi:

Ó o từ gốc cây rơm

Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng

Ông trời bật lửa đằng đông

Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai

Mẹ ra kéo nước giếng khơi

Chị mây dậy muộn ngượng cười lên theo

Cùng em tinh nghịch chú mèo

Meo meo thể dục bài trèo cây cau.

b) o hoặc ô:

               Dòng sông qua trước cửa

               Nước rì rầm ngày đêm

              Sóng mở những cánh buồm

             Thuyền về xuôi lên ngược.

 

             Rn rã con tàu dắt

            Kéo cả đoàn sà lan

            G nứa từ trên ngàn

            Thả bè chơi rng rắn.

2. Sắp xếp:

Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công chúng, công cộng

Công có nghĩa là “thợ”: lao công, nhân công

Công có nghĩa là “đánh, phá”: tấn công, phản công, tiến công

 

3.

a) Tất cả các cô gái / đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai / đều biến thành đại thụ.

b) Người mẹ / rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai / lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm

c)  người con / đã biến thành sa mạc nên người mẹ / mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

 

4. Viết đoạn văn tả một người mà em yêu mến:

            Giờ học ngày hôm ấy cô Dung mặc một chiếc áo dài màu trắng tím vừa nhẹ nhàng, thanh thoát lại dịu dàng. Mái tóc dài đen mượt của cô được cô tết lại một nửa, vừa gọn gàng lại không làm mất đi nét nữ tính. Đôi dép cao gót lại càng làm tôn lên dáng người cao dáo, mảnh khảnh của cô. Cô đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng, từ bục giảng xuống dưới tỉ mỉ quan sát  chúng em học hành. Cô có đôi mắt to và đen, em thấy mỗi lần cô giảng bài em thích nhìn vào mắt cô, thấy long lanh lấp lánh như có cả ngàn sao trong đôi mắt. Khuôn miệng cô chúm chím, cô chỉ cần cười lên là mọi căng thẳng, áp lực vì việc học của chúng em cũng vì thế mà tan biết đi. Nhờ cô giáo quan tâm, chỉ bảo lớp chúng em đều ngoan ngoãn và học tốt.

5. Tham khảo:

Chương trình liên hoan văn nghệ

Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3

(Lớp 5A)

I – Mục đích

Chào mừng Ngày 8 – 3, bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô giáo và thể hiện tình cảm yêu quý với các bạn nữ trong lớp.

II – Phân công chuẩn bị

1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ: Tất cả các bạn nam trong lớp, Hưng phụ trách chung.

2. Trang trí lớp: Bình, Thắng, Hùng

3. Làm báo tường: Tất cả các bạn nam trong lớp, Bách phụ trách chung

4. Chương trình văn nghệ:

- Dẫn chương trình: Quân

- Các tiết mục văn nghệ:

+ Đơn ca: Thành

+ Rap: Thắng

+ Độc tấu sáo: Lê Sơn

+ Tiểu phẩm hài: Các bạn nam tổ 2

+ Tốp ca: Các bạn nam trong lớp

5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: Các bạn nam

III – Chương trình cụ thể

1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ: lớp trưởng Minh Tuấn

2. Giới thiệu báo tường: Trưởng Ban biên tập Nam Anh

3. Chương trình văn nghệ:

- Giới thiệu chương trình: Quân

- Biểu diễn:

+ Đơn ca: Thành

+ Rap: Thắng

+ Độc tấu sáo: Lê Sơn

+ Tiểu phẩm hài: Các bạn nam tổ 2

+ Tốp ca: Các bạn nam trong lớp

4. Phát biểu kết thúc buổi lễ: Cô giáo chủ nhiệm

Bài giải tiếp theo