Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 19 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần 19 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần
Đề bài
Câu 1: Anh Thành trong đoạn trích Người công dân số Một là ai?
A. Nguyễn Thành Công – Tên Bác Hồ thời trẻ
B. Nguyễn Tất Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
C. Nguyễn Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
D. Nguyễn Công Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
Câu 2: Ý nghĩa toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1+ phần 2) Người công dân số Một ?
A. Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
B. Ca ngợi sự cẩn thận, chín chắn, chắc chắn của anh Lê
C. Ca ngợi sự nhiệt tình giúp đỡ bạn bè của anh Lê và anh Mai
D. Cả B và C đều đúng
Câu 3: Điền tiếng có chứa âm đầu r, d hoặc gi thích hợp vào chỗ chấm:
a. Nhà em có nuôi một đàn ..... súc trong vườn.
b. Hai bác đang ..... bán một chiếc xe ô tô trên mạng.
c. Chiếc áo này có ...... đắt quá!
d. Cô giáo lập ....... sách các bạn học giỏi gửi về trường.
Câu 4: Điền vần có chứa o hoặc ô thích hợp vào chỗ chấm:
a. Cây cam ông tr.... trong vườn đã sai quả.
b. Mẹ thường nấu canh cua ăn với rau m.... tơi ăn rất tuyệt.
c. Tiếng chim véo v.... bên ngoài cửa sổ.
d. Bữa sáng của em thường là một bát mì t... với trứng gà.
Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ?
A. Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
B. Thời gian là thứ vô cùng quan trọng. Chúng ta cần biết trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lí
C. Đồng hồ là thứ mà mỗi chúng ta đều phải có và giữ trong người
D. Trong mỗi cuộc họp dù là quy mô nhỏ hay lớn mọi người đều phải nghiêm túc, không được nói chuyện riêng
Câu 6: Tìm chủ ngữ và vị ngữ cho mỗi câu sau:
a. Vì nhà bạn ấy xa nên bạn ấy phải đi học sớm.
b. Nếu tôi bị ốm thì bố mẹ tôi sẽ rất lo lắng.
c. Tuy bạn ấy học không giỏi nhưng bạn ấy rất chăm chỉ.
d. Tôi yêu mến bạn ấy vì bạn ấy rất gương mẫu.
Câu 7: Viết lại các câu sau để tạo thành câu ghép:
a. Khi ông mặt trời thức dậy, mẹ đưa em đến trường.
b. Trên mặt nước phẳng lặng như gương, những con chim biển trao liệng.
c. Vừa về đến nhà thì trời đổ mưa.
d. Chưa sáng rõ, mọi người đã ra đồng làm việc.
Câu 8: Trong câu “Trong căn phòng rộng rãi, anh ấy tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc”
Có mấy vế câu?
A. Hai vế câu ghép
B. Ba vế câu ghép
C. Bốn vế câu ghép
D. Câu đã cho không phải là câu ghép
Câu 9: Gạch dưới các từ nối giữa các vế trong câu ghép sau
a. Anh ấy đang chơi điện tử thì mẹ về.
b. Tôi học giỏi toán còn chị tôi học giỏi văn
c. Cậu ấy vẫn chưa làm hết bài mặc dù cậu ấy đã cố gắng hết sức.
d. Tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ do đó tôi đã làm tốt bài kiểm tra.
Câu 10: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Anh Thành trong đoạn trích này là Nguyễn Tất Thành – Tên Bác Hồ thời trẻ
Đáp án đúng: B.
Câu 2:
Ý nghĩa toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1+ phần 2) Người công dân số một:
Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
a. Nhà em có nuôi một đàn gia súc trong vườn.
b. Hai bác đang rao bán một chiếc xe ô tô trên mạng.
c. Chiếc áo này có giá đắt quá!
d. Cô giáo lập danh sách các bạn học giỏi gửi về trường.
Câu 4:
a. Cây cam ông trồng trong vườn đã sai quả.
b. Mẹ thường nấu canh cua ăn với rau mồng tơi ăn rất tuyệt.
c. Tiếng chim véo von bên ngoài cửa sổ.
d. Bữa sáng của em thường là một bát mì tôm với trứng gà.
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ:
Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
Đáp án đúng: A.
Câu 6:
a. Vì nhà bạn ấy / xa nên bạn ấy / phải đi học sớm.
C1 V1 C2 V2
b. Nếu tôi / bị ốm thì bố mẹ tôi / sẽ rất lo lắng.
C1 V1 C2 V2
c. Tuy bạn ấy / học không giỏi nhưng bạn ấy / rất chăm chỉ.
C1 V1 C2 V2
d. Tôi / yêu mến bạn ấy vì bạn ấy / rất gương mẫu.
C1 V1 C2 V2
Câu 7:
a. Ông mặt trời thức dậy, mẹ đưa em đến trường.
b. Mặt nước phẳng lặng như gương, những con chim biển trao liệng.
c. Tôi vừa về đến nhà thì trời đổ mưa.
d. Trời chưa sáng rõ, mọi người đã ra đồng làm việc.
Câu 8:
Câu “Trong căn phòng rộng rãi, anh ấy tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc” không phải là câu ghép:
Trong căn phòng rộng rãi,/ anh ấy / tha hồ nghe nhạc và sáng tác nhạc.
TgN CN VN
Đáp án đúng: D.
Câu 9:
a. Anh ấy đang chơi điện tử thì mẹ về.
b. Tôi học giỏi toán còn chị tôi học giỏi văn
c. Cậu ấy vẫn chưa làm hết bài mặc dù cậu ấy đã cố gắng hết sức.
d. Tôi đã chuẩn bị bài rất kĩ do đó tôi đã làm tốt bài kiểm tra.
Câu 10:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Mỗi lần đọc được câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi nhớ về người mẹ kính yêu của mình. Mẹ là người đưa ta đến thế giới này, chăm cho ta từng bữa ăn giấc ngủ, lo lắng cho ta trên mỗi bước đường của cuộc đời. Công lao và tình yêu vô bờ của mẹ kể sao cho hết. Tôi cũng vậy, thật may mắn vì có mẹ trong cuộc đời này. Mẹ là chỗ dựa để tôi tựa vào mỗi khi mỏi mệt, tình yêu thương dành cho mẹ kể sao cho hết được.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 19 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết) timdapan.com"