Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 tuần 26 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 26 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

Câu 1: Đọc bài Thắng biển và nối cột A với cột B để hoàn thành miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển?

1. Bắt đầu từ khi gió nổi lên

a. Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê

2. Nước biển tấn công

b. Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê

3. Cuối cùng, con người

c. Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội

 

Câu 2: Ý nghĩa của bài Thắng biển?

A. Ngợi ca sức mạnh thần kì của thiên nhiên khiến con người phải sửng sốt

B. Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên

C. Thể hiện lòng xót thương trước cuộc sống lầm than của nhân dân sau cơn bão lũ

D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm của con người trước thiên nhiên

 

Câu 3: Đọc lại câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy, hãy kể những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

a) Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn

b) Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn

c) Ga-vrốt mưu trí bắc loa thông báo làm quân địch hoảng sợ

d) Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim

 

Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy?

A. Ca ngợi lòng nhân hậu của chú bé Ga-vrốt.

B. Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt

C. Ca ngợi sự lễ phép, ngoan ngoãn của chú bé Ga-vrốt

D. Phê phán thói hấp tấp, nóng vội của chú bé Ga-vrốt

 

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong câu sau:

Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.

 

Câu 6: Điền vào chỗ trống l hoặc n

Từ xa nhìn ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp õn là hàng ngàn ánh ….ến trong xanh. Tất cả đều óng ánh, ….ung ….inh trong ….ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ũ ….ũ bay đi bay về, ….ượn ….ên …..ượn xuống.

 

Câu 7: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? với các từ sau: can đảm, nhát gan

 

Câu 8: Khoanh vào chữ cái đứng trước các câu nói về lòng dũng cảm.

a/ Môi hở răng lạnh

b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

c/ Góp gió thành bão

d/ Có cứng mới đứng đầu gió

e/ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

g/ Gan vàng dạ sắt

 

Câu 9: Khoanh vào chữ cái trước những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.

a/ can đảm                                                 

b/ run sợ

c/ hèn nhát

d/ bi quan

e/ nhát gan

g/ nhút nhát

h/ yếu hèn

i/ gan dạ

 

Câu 10: Viết bài văn miêu tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích

Lời giải chi tiết

Câu 1:

1 – b: Bắt đầu từ khi gió nổi lên - Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê

2 – c: Nước biển tấn công - Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội

3 – a: Cuối cùng, con người - Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê

Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a

Câu 2:

Ý nghĩa của bài Thắng biển:

Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt đó là:

- Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn

- Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn

- Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim

Câu 4:

Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.

Lỗi sai và sửa lại: thin -> thinh, lói -> nói, xinh -> xin

Câu 6:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

Câu 7:

Anh Long là người rất dũng cảm.

Anh Bình là một chàng trai nhát gan nhưng rất lương thiện.

Câu 8:

Những câu nói về lòng dũng cảm đó là:

b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

d/ Có cứng mới đứng đầu gió

g/ Gan vàng dạ sắt

Câu 9:

Những từ trái nghĩa với từ dũng cảm đó là:

b/ run sợ

c/ hèn nhát

e/ nhát gan

g/ nhút nhát

h/ yếu hèn

Câu 10:

Bài văn tham khảo (tả cây phượng)

Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phương. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.

Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.

Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.

Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.

Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.

Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.

Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.