Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 tuần 23 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần 23 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần
Đề bài
Câu 1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Câu 2: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?
A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà
C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về
D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng
Câu 3: Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
A. là những em bé cả đời chỉ sống trên lưng mẹ
B. là những em bé từ nhỏ đã phải theo mẹ lên nương rẫy, cùng mẹ làm việc.
C. chỉ những em bé cả đời chỉ quanh quẩn bên mẹ, không bao giờ dám đi đâu xa
D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”?
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả
a) Xôn xao
b) Sâu xắc
c) Sáo trộn
d) Sức xống
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả
a) Nức nở
b) Mức gừng
c) Nứt nẻ
d) Hừng hựt
Câu 7: Đoạn văn sau đây là cuộc nói chuyện giữa một bạn học sinh và bố của mình về tình hình học tập của bạn ấy nhưng đã bị bỏ sót một số dấu câu.Em hãy điền các dấu câu còn thiếu vào chỗ trống
Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi…
… Con gái bố tuần này học hành thế nào…
Tôi vui vẻ nói với bố:
…. Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.
- Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! … Bố nhìn tôi trìu mến và nói.
Câu 8: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau
1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
3. Cái nết đánh chết cái đẹp
4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
Hình thức thường thống nhất với nội dung |
|
|
Câu 9: Em hãy điền từ thích hợp để hoàn thành những câu sau
Những cung điện nguy nga ……….
Thủ đô được trang trí …….. trong ngày lễ.
Tính nết ………., dễ thương
Cô bé càng lớn càng …………….
(từ gợi ý: xinh xắn, lộng lẫy, huy hoàng, thùy mị)
Câu 10: Hãy viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Tác giả gọi phượng là “hoa học trò” bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều kỉ niệm của học trò và mái trường.
Câu 2:
Ý nghĩa bài văn Hoa học trò:
Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
“Những em bé lớn trên lưng mẹ” có nghĩa là chỉ: những người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu theo con, những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ vậy nên có thể nói các em là những em bé lớn trên lưng mẹ.
Đáp án đúng: D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng
Câu 4:
Mặt trời vô cùng quan trọng với cây bắp, cây bắp có lớn lên được từng ngày là nhờ có mặt trời chiếu sáng. Cũng như vậy, người con cũng vô cùng quan trọng với người mẹ. Con ngày ngày nằm trên lưng mẹ, con là mặt trời của mẹ. Có con thì mẹ mới có thêm động lực và sức mạnh để làm việc, để sống và để yêu thương con.
Câu 5:
Trong các trường hợp đã cho, những trường hợp viết đúng chính tả đó là:
- Xôn xao
- Sức sống
Sửa lại nhưng trường hợp mắc lỗi: sâu xắc -> sâu xắc, sáo trộn -> xáo trộn
Câu 6:
Trong các trường hợp đã cho những trường hợp mắc lỗi chính tả là:
- Mức gừng
- Hừng hựt
Sửa lỗi: mức gừng -> mứt gừng, hừng hựt -> hừng hực
Câu 7:
Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi:
- Con gái bố tuần này học hành thế nào?
Tôi vui vẻ nói với bố:
- Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.
- Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! – Bố nhìn tôi trìu mến và nói.
Câu 8:
- Giải nghĩa các câu thành ngữ:
1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. Giống như gỗ phải xem chất gỗ bên trong chứ không phải chỉ dựa vào lớp sơn bên ngoài vì lớp sơn ấy cũng sẽ rất dễ bong tróc.
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.
3. Cái nết đánh chết cái đẹp
Phẩm chất tốt đẹp bên trong quan trọng hơn diện mạo bề ngoài
4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Nhìn vẻ bề ngoài có thể đoán biết được phần nào phẩm chất bên trong
Vậy nên ta có thể sắp xếp các thành ngữ vào các nhóm như sau:
- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: Cái nết đánh chết cái đẹp; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Hình thức thường thống nhất với nội dung: Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu; Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Đáp án đúng
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
Hình thức thường thống nhất với nội dung |
Cái nết đánh chết cái đẹp Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
|
Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon
|
Câu 9:
Những cung điện nguy nga lộng lẫy.
Thủ đô được trang trí huy hoàng trong ngày lễ.
Tính nết thùy mị, dễ thương
Cô bé càng lớn càng xinh xắn
Câu 10:
Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.
Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 tuần 23 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết) timdapan.com"