Bài tập cuối tuần tiếng việt 3 tuần 9 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 9 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I/ Đọc thành tiếng (6 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 3, tập một) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, đến luyện thành tài – Đoạn 3)

TLCH: Trong cuộc thử tài này, cậu bé đã yêu cầu điều gì? vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy?

(2) Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón đến nói không kịp hai đứa lớn)

TLCH: Bé đóng vai cô giáo dạy các em như thế nào?

(3) Chiếc áo len (từ Nằm cuộn tròn đến cho cả hai anh em – Đoạn 4)

TLCH: Lan ân hận và muốn làm gì?

(4) Ông ngoại (từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường đến đời đi học của tôi sau này)

TLCH: Khi được ông ngoại dẫn đến thăm trường, điều gì đã làm cho tác giả xúc động?

(5) Bài tập làm văn (từ Đến đây, tôi bỗng thấy bí đến “Em còn giặt bít tất”–Đoạn 2)

TLCH: Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

 

II/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Người bán mũ và đàn khỉ

      Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa đường, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ.

      Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất.

      Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã làm gì?

a - Leo lên cây đòi khỉ trả mũ

b - Lấy đá ném đàn khỉ trên cây

c -  La hét lũ khỉ, đòi trả lại mũ

2. Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán?

a - Giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất

b - Giật mũ trên đầu ném đàn khỉ trên cây

c - Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm

3. Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ?

a - Hay lấy trộm mũ của người khác

b - Hay nhăn nhó, nhại người khác

c - Hay bắt chước theo người khác

4. Cụm từ nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh?

a - Rung cây dọa khỉ

b - Bắt chước như khỉ

c - Ném đá đuổi khỉ

B. Kiểm tra viết

I/ Chính tả nghe – viết (5 điểm)

Hạt thóc

Cái ngày còn mặc áo xanh

Thóc nằm bú sữa trên nhành lúa tươi

Thóc xoa phấn trắng quanh người

Cho thơm cả ngọn gió xuôi mặt cầu

Lớn rồi, thóc mặc áo nâu

Dầm mưa dãi nắng nuôi bầu sữa căng

Chờ ngày, chờ tháng, chờ năm

Nứt tung vỏ trấu tách mầm cây non …

(Kim Chuông)

II/ Tập làm văn (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học, theo gợi ý sau:

a) Em đến trường đi học lần đầu vào buổi sáng hay buổi chiều?

b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi?

c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì?

d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?

e ) Lúc đó, em mong muốn điều gì?

Lời giải chi tiết

A. Kiểm tra đọc

I/ Đọc thành tiếng

(1) Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, đến luyện thành tài – Đoạn 3)

Trả lời câu hỏi: Trong cuộc thử tài này, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim làm ba mâm cỗ theo lệnh vua.

- Cậu bé yêu cầu vua một việc không thể thực hiện được để vượt qua thử thách mà ngài đưa ra.

(2) Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón đến nói không kịp hai đứa lớn)

Trả lời câu hỏi: Bé cố gắng bắt chước dáng vẻ của cô giáo khi lên lớp để dạy các em nhỏ:

- Bé kẹp tóc, thả ống quần uống, lấy cái nón của má đội lên đầu, bắt chước dáng đi của cô giáo khi bước vào lớp.

- Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.

- Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng. Nó đánh vần từng tiếng cho đàn em đánh vần theo.

(3) Chiếc áo len (từ Nằm cuộn tròn đến cho cả hai anh em – Đoạn 4)

TLCH: Lan ân hận và muốn làm gì?

Trả lời câu hỏi: Lan ân hận vì đã đòi mẹ mua chiếc áo len bằng tiếng mua áo ấm của hai anh em. Lan muốn xin lỗi mẹ và nói với mẹ rằng em không thích chiếc áo đó nữa, Lan muốn mẹ để tiền mua áo cho cả hai anh em.

(4) Ông ngoại (từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường đến đời đi học của tôi sau này)

TLCH: Khi được ông ngoại dẫn đến thăm trường, điều gì đã làm cho tác giả xúc động?

(5) Bài tập làm văn (từ Đến đây, tôi bỗng thấy bí đến “Em còn giặt bít tất”–Đoạn 2)

Trả lời câu hỏi: Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc để dành thời gian cho Cô-li-a học tập.

II/ Đọc thầm và làm bài tập

1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã lấy đá ném đàn khỉ trên cây.

Chọn đáp án: b

2. Hành động giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán là: giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất.

Chọn đáp án: a

3. Câu chuyện cho biết thấy điểm nổi bật ở loài khỉ đó là: Hay bắt chước theo người khác.

Chọn đáp án: c

4. Cụm từ có sử dụng biện pháp so sánh đó là: Bắt chước như khỉ

Chọn đáp án: b

 

B. Kiểm tra viết

I/ Chính tả

II/ Tập làm văn

            Sáng mùa thu của ba năm trước là lần đầu tiên em được đến trường đi học. Hôm đó, trời trong xanh, mẹ dẫn em đi trên con đường rợp bóng mát. Dọc đường đi, người ta chăng đầy những biểu ngữ chào đón học sinh vào lớp một. Em nhìn xung quanh, rất nhiều bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường giống như em. Hàng cây hai bên đường như đang reo vui cổ vũ chúng em. Lòng em cứ nâng nâng, vui vui suốt cả chặng đường. Khi tới trường, lớp học, thầy cô và bạn bè mới làm em cảm thấy lạ lùng, bỡ ngỡ. Em mong sao ngay lúc này có bố mẹ, có thầy cô, có bạn bè cũ ở bên cạnh. Em cứ rụt rè, e ngại không biết nên bước đi đâu, làm gì. Cô giáo dịu dàng an ủi, vỗ về đám học sinh chúng em. Em mong sao có thể nhanh chóng hòa nhập với thầy cô, với bạn bè mới. Em hứa sẽ học tập thật tốt để bố mẹ luôn vui lòng.

Bài giải tiếp theo