Bài tập cuối tuần tiếng việt 3 tuần 7 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần 7 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần
Đề bài
1. Trong truyện “Trận bóng dưới lòng đường”, khi Quang sút bóng làm cụ già bị ngã, cậu bé đã làm gì sau đó?
a. Chạy theo cụ và nói lời xin lỗi
b. Sợ hãi nấp sau gốc cây và lén nhìn cụ
c. Chạy thật nhanh về nhà để chốn
2. Câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường” nhắc nhở chúng ta điều gì?
a. Nếu chơi bóng dưới lòng đường thì phải tuyệt đối giữ an toàn cho bản thân và người đi đường.
b. Chỉ nên chơi bóng dưới đường khi vắng người qua lại.
c. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho người qua lại, cần phải tôn trọng luật giao thông và các quy định ở nơi công cộng.
3. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện “Lừa và ngựa”?
a. Trong cuộc sống cần có ý thức tự giác hoàn thành việc của mình.
b. Trong cuộc sống không nên cậy khỏe mà bắt nạt kẻ yếu
c. Trong cuộc sống cần biết giúp đỡ bạn bè và cùng nhau làm việc.
4. Ý nghĩa của bài thơ “Bận” là gì?
a. Mọi người, mọi vật đều bận, không có lúc nào ngơi nghỉ.
b. Khuyên em phải chăm học, chăm làm
c. Mọi người, mọi vật đều làm những việc có ích, đem niềm vui góp vào cuộc đời chung.
5. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu ch hoặc tr để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
a. chín bỏ làm mười
b. trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
c. tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
d. chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng
e. trăm nghe không bằng một thấy
g. cha truyền con nối
6. Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống sao cho hợp lí:
a. g.... nước
b. con k....
c. k.... cường
d. t.... hát
e. Ăn k....
f. t... bộ
7. Điền hình ảnh so sánh, từ dùng so sánh vào bảng:
a) Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
b) Ông trăng như cái mâm vàng
Mọc lên từ đáy đầm làng quê tôi.
(Phạm Đông Hưng)
c) Từ những cành sấu non như muốn bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như ngững chiếc chuông tí hon.
(Băng Sơn)
|
Sự vật so sánh 1 |
Từ so sánh |
Sự vật so sánh 2 |
a |
|
|
|
b |
|
|
|
c |
|
|
|
8. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:
Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trăm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trăm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rit đánh vần theo.
(Theo Nguyễn Thi)
9. Đặt câu với từ em vừa tìm được ở bài 8.
a) Một câu có từ chỉ hoạt động.
b) Một câu có từ chỉ trạng thái.
10. Hãy kể một câu chuyện ngắn về việc em hoặc người em biết giúp đỡ một bạn / một người có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý:
- Bạn đó / người đó là ai?
- Bạn đó / người đó có khó khăn gì?
- Em (người em biết) làm những việc gì để giúp đỡ bạn đó / người đó?
- Em (người em biết) làm cùng với ai?
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống của bạn đó / người đó?
Lời giải chi tiết
1. Trong truyện “Trận bóng dưới lòng đường”, khi Quang sút bóng làm cụ già bị ngã, cậu bé đã sợ hãi nấp sau gốc cây và nhìn lén cụ.
Chọn đáp án: b
2. Câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường” nhắc nhở chúng ta rằng: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho người qua lại, cần phải tôn trọng luật giao thông và các quy định ở nơi công cộng.
Chọn đáp án: c
3. Bài học mà em rút ra được sau khi đọc xong câu chuyện “Lừa và ngựa” là: Trong cuộc sống cần biết giúp đỡ bạn bè và cùng nhau làm việc.
Chọn đáp án: c
4. Ý nghĩa của bài thơ “Bận” là: Mọi người, mọi vật đều làm những việc có ích, đem niềm vui góp vào cuộc đời chung.
Chọn đáp án: c
5.
a. ...ín bỏ làm mười
b. ...ống đánh xuôi, kèn thổi ngược
c. ...ánh vỏ dưa gặp vỏ dừa
d. ...ưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng
e. ...ăm nghe không bằng một thấy
g. ...a truyền con nối
6.
a. giếng nước
b. con kiến
c. kiên cường
d. tiếng hát
e. Ăn kiêng
f. tiến bộ
7.
|
Sự vật so sánh 1 |
Từ so sánh |
Sự vật so sánh 2 |
a |
- công cha - nghĩa mẹ |
như |
- núi Thái Sơn - nước trong nguồn |
b |
- ông trăng |
như |
- cái mâm vàng |
c |
- chùm hoa |
như |
- chiếc chuông tí hon |
8.
Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo.
- Từ chỉ hoạt động: treo, bẻ, làm, chống, ngồi, nhìn, làm đưa, cầm, nhịp nhịp, đánh vần
- Từ chỉ trạng thái: tỉnh khô
9.
a) Một câu có từ chỉ hoạt động
- Bố treo lại bức tranh cho ngay ngắn.
b) Một câu có từ chỉ trạng thái
- Vừa làm vỡ chiếc gương nhưng mặt cậu bé vẫn tỉnh khô.
10.
Bạn Hoàng lớp em là cậu bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố bạn bị bệnh hiểm nghèo, một tay mẹ bạn lo kinh tế và nuôi hai anh em Hoàng ăn học. Biết hoàn cảnh bạn như vậy, lớp em ai cũng thông cảm và yêu quý Hoàng. Mùa đông đến với những cơn gió lạnh ngắt, bạn nào trong lớp cũng được khoác lên mình những bộ quần áo ấm. Chỉ có mỗi Hoàng là vẫn co ro trong bộ quần áo cũ kĩ, mỏng manh. Thấy vậy, cô giáo và cả lớp em đã có ý kiến : mọi người cùng nhau quyên góp để dành tặng cho Hoàng một bộ quần áo ấm. Ai cũng hưởng ứng và gửi lại cô món tiền nhỏ đã tiết kiệm được. Vậy là nhờ số tiền của cô giáo và các bạn, lớp em đã mua tặng được cho Hoàng một chiếc áo khoác, một đôi giày thể thao cùng mũ len và nhiều đôi tất đẹp. Em hy vọng Hoàng sẽ có một mùa đông ấm áp và cố gắng học tập tốt.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài tập cuối tuần tiếng việt 3 tuần 7 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết) timdapan.com"