Bài tập cuối tuần tiếng việt 2 tuần 5 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 5 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

I/ Bài tập về đọc hiểu

Đón ngày khai trường

     Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường.

      Cổng trường rung lên rồi rộng mở. Sân trường tràn ngập những âm thanh lảnh lót của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp chốn, kéo nhau lên gác, xô nhau xuống sân. Chúng ôm lấy thân cây bàng, giúi vào nhau cười trong những trò chơi đuổi bắt.

      Tùng! Tùng! Tùng! … Tiếng gọi ồm ồm của bác trống già vang lên. Từ gác trên lao xuống, từ trong lớp chạy ra… học sinh dồn cả về phía sân trường. Tiếng hát cất lên, dồn dập trong tiếng vỗ tay. Kết thúc bài hát, giọng cô giáo ngân vang: “Ngày mai, chúng ta sẽ khai trường, bắt đầu một năm học mới! ”

(Theo Lê Phương Liên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Đoạn 1 (“Hôm nay … của ngôi trường.”) tả gió và nắng thế nào?

a - Gió chạy khắp sân trường; nắng gọi những lá bàng xanh háo hức.

b - Gió chạy đến gọi lá bàng; nắng nhảy nhót trên cái áo vôi vàng.

c - Gió chạy khắp sân trường; nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng.

2. Đoạn 2 (“Cổng trường rung lên .. trò chơi đuổi bắt.”) tả cảnh gì nổi bật?

a - Cảnh học trò vui đùa nhộn nhịp, náo nức ở cổng trường

b - Cảnh học trò tung tăng vui đùa khắp nơi trong trường

c - Cảnh học trò kéo nhau xuống sân để chơi trò đuổi bắt

3. Đoạn 3 (“Tùng! Tùng! Tùng! … năm học mới.”) tả những âm thanh gì nổi bật ở sân trường?

a - Tiếng trống; tiếng hát; tiếng chân đi; tiếng vỗ tay

b - Tiếng trống; tiếng hát; tiếng vỗ tay; tiếng cô giáo

c - Tiếng trống; tiếng cô giáo; tiếng học trò cười vui

4. Bài văn miêu tả cảnh gì?

a - Cảnh học sinh háo hức chuẩn bị vui đón ngày khai trường

b - Cảnh học sinh háo hức vui chơi trong ngày lễ khai trường

c - Cảnh sân trường đầy nắng, gió và học sinh vui chơi háo hức

 

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) ia hoặc ya

- thức khu… /………..

- tính ch…../…………….

- t….. nắng/…………...

- ý ngh …../…………….

 

b) hoặc n

- hoa … ở/…………..

- ……. ở đất/………….

- đi …. ên/………….

- làm ….. ên/……………

 

c) en hoặc eng

- cái x……../………….

- dè s………/………….

- thổi k…../…………..

- đánh k…../…………..

2. Viết lại cho đúng các tên riêng:

a) Tên riêng của người

- Lê văn thịnh/………. - Võ thị thu/………

- Nguyễn bá khánh HÀ/………………….

- Trần vũ thị Thu thủy/……………………

b) Tên riêng của sông, hồ, núi, đất đai

- Trường sơn/………… - cửu Long/……

- hải phòng/………. - Hoàn kiếm/………

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để thành câu:

Ai (hoặc cái gì, con gì)

là gì?

Em

là………………………..

Môn em yêu thích

là……………………….

Ước mơ của em

là……………………….

 

4. a) Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi (có thể đặt tên cho bạn trai, bạn gái):


(1) Bạn trai nhặt được vật gì gần cửa lớp học?

( 2 ) Bạn trai và bạn gái trao đổi với nhau thế nào?

( 3 ) Bạn trai đến gặp cô giáo để làm gì?

( 4 ) Cô giáo khen bạn trai thế nào?

b) đặt tên cho câu chuyện ở a:…………………

Lời giải chi tiết

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Đoạn 1 tả gió và nắng như sau: Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng xanh.

Chọn đáp án: c

2. Đoạn 2 nổi bật là cảnh: cảnh học trò tung tăng vui đùa khắp nơi trong trường.

Chọn đáp án: b

3. Đoạn 3 có những âm thanh nổi bật trong sân trường đó là: Tiếng trống, tiếng hát, tiếng vỗ tay, tiếng cô giáo.

Chọn đáp án b

4. Bài văn miêu tả cảnh học sinh háo hức chuẩn bị vui đón ngày khai trường.

Chọn đáp án: a

 

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) ia hoặc ya

- thức khuya

- tia nắng

- tính chia

- ý nghĩa

b) l hoặc n

- hoa n

- đi lên

- lở đất

- làm nên

c) en hoặc eng

- cái xẻng

- dè sẻn

- thổi kèn

- đánh kẻng

2.

a)

- Lê Văn Thịnh

- Võ Thị Thu

- Nguyễn Bá Khánh Hà

- Trần Vũ Thị Thu Thủy

b)

- Trường Sơn

- Cửu Long

- Hải Phòng

- Hoàn Kiếm

3.

Ai (hoặc cái gì, con gì)

là gì?

Em

học sinh lớp 3A.

Môn em yêu thích

môn Tiếng Việt.

Ước mơ của em

trở thành bác sĩ.

 

4.

(1) Bạn trai nhặt được một chiếc bút ở gần cửa lớp.

(2) Thấy bạn gái cùng lớp đi tới, bạn trai hỏi bạn gái rằng:

- Có phải bút của bạn đánh rơi không?

Bạn gái nhìn kĩ chiếc bút rồi nói:

- Không phải bút của tớ, chắc của bạn nào đánh rơi...

(3) Bạn trai đến gặp cô giáo để nhờ cô tìm lại chủ nhân của chiếc bút.

(4) Cô giáo khen bạn trai đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi biết trả lại người mất.

b) Đặt tên cho câu chuyện:

- Không tham của rơi

- Một việc tốt

- Người học sinh thật thà

- Chiếc bút đánh rơi