Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 3 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 3 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần


Đề bài

Câu 1:

Nội dung chính của vở kịch “Lòng dân”?

A. Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí, xả thân cứu cán bộ cách mạng.

B. Ca ngợi chú cán bộ cách mạng.

C. Ca ngợi cai và lính lệ làm việc tận tụy.

D. Cả A, B, C đều sai

 

Câu 2:

Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?

A. Thấy được chân thực nhất tấm lòng của người dân

B. Thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của Cách mạng

C. Thể hiện suy nghĩ của người dân về các vấn đề trong cuộc sống

D. Thể hiện tấm lòng của người dân đối với đất nước

 

Câu 3:

Chép phần vần của từng tiếng “trường, khoan, đàn, trăng” vào mô hình cấu tạo phần vần dưới đây:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trường

 

 

 

Khoan

 

 

 

Đàn

 

 

 

Trăng

 

 

 

 

Câu 4:

Chép phần vần của từng tiếng “màu, tím, hoa, cà” vào mô hình cấu tạo phần vần dưới đây:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

màu

 

 

 

tím

 

 

 

hoa

 

 

 

 

 

 

 

Câu 5:

Gạch chân dưới các từ chỉ nghề nghiệp trong mỗi câu sau:

a. Chị ấy là một sinh viên rất năng nổ tham gia các hoạt động trong khoa.

b. Mẹ em là công nhân của một công ty dệt may.

c. Giáo viên là nghề cao quý trong các nghề cao quý.

d. Ước mơ của em là muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

 

Câu 6:

Trong các câu sau câu nào chứa tiếng đồng có nghĩa chỉ những người cùng đội ngũ  với nhau

A. Chúng ta lại nhớ đến những đồng bào ở nước ngoài.

B. Các đồng chí ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

C. Bố An và chú Long là những người đồng đội vào sinh ra tử

D. Bằng một mối duyên nào đó, hai người đã trở thành những người bạn đồng hành của nhau.

 

Câu 7:

Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong mỗi câu sau:

a. Người ta thường gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

(Nguyễn Cao Tiến)

b. Má già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.

(Tố Hữu)

 

Câu 8:

a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh

b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.

c. .Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.

 

Câu 9:

Sắp xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa:

đẹp đẽ, xinh, to lớn, vĩ đại, mĩ miều, khổng lồ, loắt choắt, bé bỏng, nhỏ, to, to kềnh, to đùng, xinh xắn, tuyệt trần, tí xíu, tí hon.

 

Câu 10:

Viết tiếp vào những câu sau để có một đoạn mở bài gián tiếp tả cánh đồng quê em.

          Quê hương là con diều biếc

          Tuổi thơ con thả trên đồng.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

- Nội dung vở kịch Lòng dân

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí, xả thân cứu cán bộ cách mạng.

ĐÁP ÁN ĐÚNG A.

Câu 2:

- Vở kịch lại tên là “Lòng dân” vì để: Thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của Cách mạng.

ĐÁP ÁN ĐÚNG: B.                                                                                            

Câu 3:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trường

 

ươ

ng

Khoan

o

a

n

Đàn

 

a

n

Trăng

 

ă

ng

 

Câu 4:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

màu

 

a

 

tím

 

i

m

hoa

o

a

 

 

a

 

 

Câu 5:

Những từ in đậm gạch chân là những từ chỉ nghề nghiệp cần tìm:

a. Chị ấy là một sinh viên rất năng nổ tham gia các hoạt động trong khoa.

b. Mẹ em là công nhân của một công ty dệt may.

c. Giáo viên là nghề cao quý trong các nghề cao quý.

d. Ước mơ của em là muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

Câu 6:

Trong các câu này câu chứa tiếng đồng có nghĩa chỉ những người cùng đội ngũ với nhau là câu:

Bố An và chú Long là những người đồng đội vào sinh ra tử

ĐÁP ÁN ĐÚNG: C.

Câu 7:

a. Người ta thường gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

(Nguyễn Cao Tiến)

b. già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.

(Tố Hữu)

Câu 8:

a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh

-> Đồng nghĩa với từ làng là từ thôn hoặc bản

b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.

-> Đồng nghĩa với từ ba là từ cha, bố,…

c. .Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.

- Đồng nghĩa với từ mừng quýnh là từ mừng rỡ, vui mừng

Câu 9:

- Nhóm 1: đẹp đẽ, xinh, mĩ miều, xinh xắn, tuyệt trần. (chỉ vẻ đẹp)

- Nhóm 2: to lớn, vĩ đại, khổng lồ, to, to kềnh, to đùng. (chỉ độ lớn)

- Nhóm 3: loắt choắt, bé bỏng, nhỏ, tí xíu, tí hon. (chỉ sự bé nhỏ)

Câu 10:

              Quê hương là con diều biếc

              Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương là điều gì đó rất đỗi thiêng liêng trong lòng mỗi người. Ai đi xa mà không từng đau đáu nhớ về quê nhà: Nhớ cây đa đầu làng, luỹ tre xanh, dòng sông nặng phù sa,… Còn đối với tôi quê hương là những tháng ngày tự do thả diều trên cánh đồng làng. Nhắm mắt lại rồi mở mắt ra cánh đồng làng vẫn hiện lên với bao niềm thương nỗi nhớ.