Bài: Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi. Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây.


Câu 1

Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc Hải Thượng Lãn Ông để tìm câu trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Việc làm của Hải Thượng Lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền là: Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.


Câu 2

Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu). 

Phương pháp giải:

Em nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).

Cảm xúc Trường Sa


Em đã nhớ Trường Sa

Cả khi mình chưa đến 

Giữa sóng, cát không ngờ 

Gặp màu hoa muống biển.


Những Đá Thị, Len Đao 

Song Tử Tây sóng vỗ 

Những Sơn Ca, Sinh Tồn 

Hoa bàng vuông đợi nở.


Những nhà giàn giữ đảo 

Neo cả nhịp tim người

Muốn gửi vào muôn gió

Xin từng ngày sóng nguôi.


Bão giăng giăng mặt biển 

Đảo oằn mình khát mưa 

Đoá san hô kiêu hãnh 

Vẫn nở hoa bốn mùa.

Lời giải chi tiết:

Em chú ý nghe viết đúng chính tả. 


Câu 3

Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Quê hương

Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông.

(Theo Đặng Chương Ngạn)  

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và xác định chủ ngữ, vị ngữ. 

Lời giải chi tiết:

Mùa xuân/ trở về. Nước biển/ ấm hẳn lên. Những con sóng/ không còn ầm ào nữa

                 CN        VN        CN              VN                  CN                           VN            

Đại dương/ khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi/ bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ 

     CN                                   VN                           CN                                             VN

nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng/ là thượng nguồn của dòng sông.

                                                      CN                                              VN


Câu 4

Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:

a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.

(Lê Phương Liên)

b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa. 

(Theo Vích-to Huy-gô)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu trong đoạn văn để tìm trạng ngữ.

Gợi ý:

- Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.

Lời giải chi tiết:

a. Trạng ngữ: Mùa đông, Khi đi chợ, Mỗi khi ăn cơm.

b. Trạng ngữ: Một giờ sau cơn dông, Mùa hè, Quanh các luống kim hương.


Câu 5

Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

Phương pháp giải:

Em viết đoạn văn và xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Hải Thượng Lãn Ông/ là một bậc danh y của Việt Nam. Nhờ một lần bị ốm nặng và được 

              CN                                       VN                                                        TN

một thầy thuốc giỏi chữa khỏi/, ông/ đã quyết học nghề y. Ông/ vừa làm thuốc, chữa bệnh, 

                                                   CN              VN                  CN

vừa dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị 

                                                                       VN                                     

về y học, văn hoá và lịch sử.