Bài 9 trang 80 SGK Vật lí 12

Giải bài 9 trang 80 SGK Vật lí 12. Mạch điện xoay chiều gồm có:


Đề bài

Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 40 Ω, \(C = {1 \over {4000\pi }}F,L = {{0,1} \over \pi }H\) . Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120\(\sqrt2\)cos100πt (V).

a) Viết biểu thức của i.

b) Tính UAM (H.14.4).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức tính tổng trở của mạch R,L,C mắc nối tiếp : Z = \(\sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}\) 

Công thức tính độ lệch pha giữa u,i trong mạch xoay chiều tanφ = \(\frac{Z_{L}- Z_{C}}{R}\)

Định luật Ohm trong mạch điện xoay chiều :I = \(\frac{U}{Z}\) 

Lời giải chi tiết

a) Áp dụng các công thức: ZC = \(\frac{1}{\omega C}\) = 40 Ω; ZL = ωL = 10 Ω

=> Z = \(\sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}\) = 50 Ω

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = \(\frac{U}{Z}\) = \(\frac{120}{50}\) = 2,4A.

Độ lệch pha: tanφ = \(\frac{Z_{L}- Z_{C}}{R}\) = \(\frac{-3}{4}\) => φ ≈ -370 ≈ -0,645 rad. Tức là i sớm pha hơn u một góc 0,645 rad.

Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: i = 2,4\(\sqrt2\)cos(100πt + 0,645 ) (A)

b) Tổng trở trên đoạn AM là: \({Z_{RC}} = \sqrt {{R^2} + Z_C^2}  = \sqrt {{{40}^2} + {{40}^2}}  = 40\sqrt 2 \Omega \)

    UAM có giá trị là  UAM =  I. ZAM,= 2,4.\(40\sqrt 2\)= \(96\sqrt 2\) V

Bài giải tiếp theo
Bài 10 trang 80 SGK Vật lí 12
Bài 11 trang 80 SGK Vật lí 12
Bài 12 trang 80 SGK Vật lí 12
Câu C1 trang 75 SGK Vật lý 12
Câu C2 trang 76 SGK Vật lý 12
Câu C3 trang 77 SGK Vật lý 12
Lý thuyết mạch có R, L, C mắc nối tiếp
Phương pháp giải một số dạng bài tập về Mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp

Video liên quan