Bài 9. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -trung đại.


? mục 1.a

Trả lời câu hỏi mục I trang 76 SGK Lịch sử 10

Xác định trên lược đồ (Hình 1, tr.77) các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Xác định và nêu nhận xét của em về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á. 

Phương pháp giải:

Bước 1: Quan sát hình 1, tra cứu sách, internet những đặc điểm để xác định nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

Bước 2: Xác định vị trí và nêu nhận xét về vị trí khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 2 bộ phận:

- Các nước Đông Nam Á hải đảo: Malaysia, Singapore, Indonesia, Đông Timor, Brunei, Philippines

- Các nước Đông Nam Á lục địa: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam

- Vị trí khu vực Đông Nam Á: phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, Ấn Độ, phía tây là Ấn Độ Dương, phía đông là Thái Bình Dương.

Nhận xét về vị trí khu vực Đông Nam Á:

- Có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh thế giới. 

- Với đường bờ biển dài, việc trao đổi hàng hóa, buôn bán phát triển mạnh. Nhiều hàng hóa nổi tiếng như trầm hương, kỳ nam, gia vị,v.v… được buôn bán.

- Với vị trí địa lí gần với 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, Đông Nam Á đã chịu những ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ từ 2 nền văn minh này.


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 79 SGK Lịch sử 10

1. Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) một số sông lớn ở Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Quan sát lược đồ hình 1 trang 77

Bước 2: Xác định các dòng sông lớn ở Đông Nam Á

Lời giải chi tiết:

Một số dòng sông lớn ở Đông Nam Á: sông Mê Công, sông Irrawaddy, sông Chi, sông Hồng.


Câu 2

2. Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1.b trang 78, 79 SGK

Bước 2: Chọn ra một số đặc điểm nổi bật của Đông Nam Á: văn minh lúa nước, vương quốc gia vị, khí hậu nhiệt đới gió mùa, giáp biển v.v…

Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên nổi bật của Đông Nam Á:

- Đất phù sa mềm, giàu chất dinh dưỡng…thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (nhất là trồng cây lúa nước.)

- Hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi tưới tiêu.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Hầu hết các quốc gia đều giáp biển, vì vậy thương mại biển phát triển và sản vật biển phong phú.


Câu 3

3. Phân tích những tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Dựa vào những đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở câu trả lời 2

Bước 2: Từ đó phân tích tác động của các cơ sở tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Với hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên những vùng đồng bằng trù phú, cung cấp lượng nước ngọt, hải sản thuận lợi cho việc trồng lúa nước và sinh hoạt của người dân. 

Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến Đông Nam Á đa dạng về số loài động thực vật. 

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển, thuận lợi để trao đổi sản vật, buôn bán hàng hóa, tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn. Ngoài ra biển còn cung cấp một lượng lớn sản vật cho cư dân Đông Nam Á. 

Cư dân Đông Nam Á đã đưa lúa nước là phương thức sản xuất chính, là cây lương thực chủ đạo. Từ đó cư dân cũng đã biết dùng sức kéo của gia súc, chế tác công cụ, làm thủy lợi,…


? mục 2.a

Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 81 SGK Lịch sử 10

Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -trung đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc nội dung mục 2.a SGK

Bước 2: Liên hệ thực tế và trình bày theo quan điểm của học sinh.

Lời giải chi tiết:

Sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -trung đại:

- Tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng cộng đồng, dân tộc, quốc gia. 

- Góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa.

- Nhiều ngữ hệ nhiều nhóm ngôn ngữ tạo sự đa dạng, phong phú trong hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần. 

- Các cư dân, tộc người giao lưu, tiếp xúc với nhau tạo ra những phong tục, tập quán mới, học hỏi và phát triển, làm giàu văn hóa dân tộc mình.


câu 1

Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 81 SGK Lịch sử 10

1. Các tư liệu 3,4 cho em biết những thông tin về cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc đoạn tư liệu 3-4 trang 81

Bước 2: Từ đoạn tư liệu lọc ra các ý chính về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á

Lời giải chi tiết:

- Sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á có nguồn gốc bản địa, do chính cư dân Đông Nam Á sáng tạo

- Tổ chức xã hội cơ bản của Đông Nam Á cổ đại là làng, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á. 

- Đông Nam Á cổ đại có trình độ văn minh nhất định và có những nét tương đồng với văn minh Ấn Độ.


Câu 2

2. Hãy phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc nội dung mục 2.b 

Bước 2: Từ đó phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á (làng).

Lời giải chi tiết:

Làng (tên gọi khác nhau tùy vùng), là tổ chức xã hội, đơn vị cư trú của cư dân Đông Nam Á. Mỗi làng, đều có đặc điểm chung là khép kín, tách biệt, tự cung tự cấp và mang tính phòng thủ. Từ làng hình thành nên các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á. Vai trò của làng được minh chứng qua lịch sử, tại Việt Nam, suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng dân tộc việt vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình nhờ vào làng: “mất nước nhưng không mất làng”.


? mục 3.a

Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 83 SGK Lịch sử 10 

Tư liệu 5 và các hình 7, 8, 9 (tr.82) cho em biết những thông tin gì về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc nội dung đoạn tư liệu 5 và quan sát hình

Bước 2: Từ đó suy ra những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á: tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc…

Lời giải chi tiết:

Thông qua đoạn tư liệu 5 và các hình 7,8,9 (tr82) em biết văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á:

- Cư dân Đông Nam Á tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Độ thông qua con đường thương mại biển từ thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ.

- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị của văn minh Ấn Độ trên nền tảng văn minh bản địa.

- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên lĩnh vực: chính trị (mô hình nhà nước), tư tưởng, tôn giáo (đạo Phật, đạo Hin-đu), Văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội,...), Nghệ thuật (các công trình kiến trúc, điêu khắc)


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 84 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy cho biết ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc nội dung mục 3.b, và các hình 10, 11 SGK Lịch sử 10 trang 83

Bước 2: Từ đó thấy được sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Đông Nam Á

Lời giải chi tiết:

 Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện trên những lĩnh vực: tư tưởng ( Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), Chính trị (mô hình tổ chức nhà nước), Văn hóa (phong tục, lễ hội..), Giáo dục (thi cử nho học), Văn học- nghệ thuật ( kiến trúc, hội họa, thi ca, v.v…)


Câu 2

2. Nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam mà em biết.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách, báo, internet và liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam:

- Tôn giáo: Phật giáo bắc tông

- Chính trị: Mô hình tổ chức nhà nước

- Tư tưởng: Nho giáo

- Lễ tiết: Tết Hàn thực, Tết Nguyên tiêu, v.v…

- Văn học: tiểu thuyết chương hồi, thơ tứ tuyệt, v.v..


Luyện tập

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 84 SGK Lịch sử 10

Lập bảng tóm tắt về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (theo gợi ý sau):

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1,2,3 và tóm tắt ý chính.

Lời giải chi tiết:

Cơ sở hình thành

Nội dung

Về tự nhiên

- Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Hệ thống sông ngòi dày đặc => cung cấp nước ngọt, trồng lúa nước, giàu hải sản.

- Hầu hết các quốc gia đều giáp biển => thuận lợi buôn bán, trao đổi, hình thành các cảng thị lớn

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa => phát triển nông nghiệp, thảm động thực vật phong phú

Về xã hội

- Nhóm cư dân, ngôn ngữ đa dạng

- Tổ chức xã hội, đơn vị cư trú là làng

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa

Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa- nghệ thuật, văn học, chính trị,...


Câu 1

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 84 SGK Lịch sử 10

1. Quan sát hình lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ.

Phương pháp giải:

Tra cứu thông tin internet, sách báo và suy luận của em thông qua bài học.

Lời giải chi tiết:

- Bó lúa vàng ở giữa đại diện cho nền văn minh Đông Nam Á, nơi đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cho đến tận ngày nay, các nước Đông Nam Á vẫn là nơi xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (Việt Nam, Thái Lan)

- Hình ảnh bó lúa vàng ở trung tâm của lá cờ còn đại diện cho ước mơ của những người sáng lập hiệp hội ASEAN cho một ASEAN gồm tất các các quốc gia Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết


Câu 2

2. Sưu tầm tư liệu và viết bài giới thiệu (khoảng 500 từ) về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến một nước Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Tìm tư liệu liên quan đến những ảnh hưởng của Ấn Độ đến quốc gia Đông Nam Á mà em thích (Lào, Việt Nam, Campuchia)

Lời giải chi tiết:

Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).Vì mới du nhập vào Việt Nam nên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Ở Việt Nam có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia), đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.Ngoài ra, kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).

Ở Việt Nam, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn. Vì vậy, những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm. Còn với ẩm thực, đặc biệt là món cà ri Ấn Độ, sau khi du nhập vào Việt Nam thì người Việt đã biến tấu. Bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.