Bài 10. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại) SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á?
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 86 SGK Lịch sử 10
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung mục 1
Lời giải chi tiết:
- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những thế kỉ trước và đầu công nguyên): Gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên.
- Giai đoạn phát triển rực rỡ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: Gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các vương triều phong kiến.
- Giai đoạn văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: Gắn .với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 88 SGK Lịch sử 10
1. Em hãy trình bày một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ-trung đại.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về tín ngưỡng và tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
- Tín ngưỡng:
+ Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
+ Gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bài tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Tôn giáo:
+ Nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo được du nhập vào các nước Đông Nam Á và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.
+ Các tôn giáo chung sống một cách hòa hợp.
Câu 2
2. Hãy giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Tham khảo thông tin internet:
- Truyền bá vào Đông Nam Á sớm.
- Dung hòa với tín ngưỡng bản địa
Lời giải chi tiết:
Khu vực Đông Nam Á nằm ở vị trí giao thương và trao đổi quan trọng nên việc ảnh hưởng của các tôn giáo cũng từ từ và dần hòa hợp. Cũng chính từ vị trí địa lí thuận lợi mà các tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong quá trình lịch sử, bằng nhiều con đường khác nhau (buôn bán, chiến tranh…) các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Công giáo,… được du nhập và có ảnh hưởng lớn đến cư dân từng quốc gia trong khu vực này.
Các tôn giáo lớn đã dung hòa với tín ngưỡng bản địa để tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 89 SGK Lịch sử 10
1. Việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Tư duy suy luận
Lời giải chi tiết:
Việc các nước Đông Nam Á có viết riêng, cư dân các nước Đông Nam Á đã:
- Tạo dựng một nền văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay, như Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan),…
- Thể hiện sự sáng tạo, tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Trên nền tảng chữ viết riêng, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nền văn học viết mang tính dân tộc cao, đa dạng về thể loại, trong đó có những tác phẩm có giá trị trường tồn, còn được lưu giữ đến ngày nay.
Câu 2
2. Kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Việt Nam thời kì trung đại mà em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ văn học 6, hoặc tìm kiếm thông tin sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
Một số tác phẩm chữ Nôm thời kì trung đại: Quốc âm thi tập, Qua đèo ngang, Lục Vân Tiên, Thương vợ, Thu điếu, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,…
câu 1
Trả lời câu hỏi mục 2.c trang 92 SGK Lịch sử 10
1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào?
Phương pháp giải:
Xem lại các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.
Lời giải chi tiết:
- Trống đồng, thạp đồng Đông Sơn (Việt Nam) là minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa Đông Nam Á thời kì này.
- Cùng với các công trình kiến trúc đồ sộ là hàng loạt tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, với hai loại hình chủ yếu là phù điêu và tượng.
- Trên các nền tảng văn hóa bản địa, cư dân các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài, để sáng tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc mang đậm bản sắc của riêng mình. Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là: quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co-vát, chùa Phật Ngọc,…
Câu 2
2. Em có nhận xét gì về giá thị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức và nhận xét
Lời giải chi tiết:
- Trên nền tảng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa bên ngoài để sáng tạo nên một nền văn minh đặc sắc mang đậm bản sắc riêng của mình.
- Các công trình kiến trúc cách đây hơn 1000 năm có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc hết sức độc đáo. Có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa của cư dân mỗi quốc gia nói riêng và khu vực Đông Nam Á đến tận ngày nay.
Câu 1
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 92 SGK Lịch sử 10
1. Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức và lập bảng
Lời giải chi tiết:
Câu 2
2. Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại.
Phương pháp giải:
Xem lại các thành tựu của Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Tên thành tựu |
Lĩnh vực |
Niên đại |
Quốc gia |
Ý nghĩa/ Giá trị |
Thạt Luổng |
Kiến trúc |
1566 |
Lào |
Là ngôi chùa cổ nhất ở Đông Nam Á |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Kiến trúc điêu khắc |
Thế kỉ II-XII |
Việt Nam |
Quần thể kiến trúc đặc sắc |
Quần thể di tích Ăng-co |
Kiến trúc điêu khắc |
Thế kỉ II-XII |
Cam-pu-chia |
Di sản vĩ đại nhất của người Khmer gửi cho hậu thế |
Quần thể di tích cố đô Huế |
Kiến trúc điêu khắc |
Thế kỉ XIX |
Việt Nam |
Góp phần làm phong phú thành tựu của văn minh nhân loại |
Thị trấn cổ Virgan |
Kiến trúc điêu khắc |
Thế kỉ XVI |
Philipin |
Phản ánh của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Philipine, Trung Quốc cho đến các quốc gia Châu Âu. |
Đền thờ Prambanan |
Kiến trúc |
X |
In-đô-nê-xi-a |
Đặc trưng tiêu biểu của đền thờ thần Siva vào thế kỷ thứ 10; một kiệt tác về kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa của thời kỳ Cổ điển ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á |
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 92 SGK Lịch sử 10
Nếu được tham gia "Tàu Thanh niên Đông Nam Á-Nhật Bản", em hãy lựa chọn thành tựu nào về văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?
Phương pháp giải:
Lựa chọn một thành tựu văn minh Đông Nam Á em ấn tượng: văn minh lúa nước, gia vị, tháp Chăm, đền Ăngkor,...
Lời giải chi tiết:
Nếu được tham gia "Tàu Thanh niên Đông Nam Á-Nhật Bản", em sẽ lựa chọn Thạt Luổng hay còn được gọi là That Luang, một tháp Phật giáo ở Viêng Chăn, tại Lào Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế.
Vì tháp này đã được cho xây từ năm 1566 dưới triều của vua Xệt- Tha- Thi- Lạt, tháp xây theo hình dáng một nậm rượu, ở trên một phế tích của một ngôi đền tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 13.
Bên ngoài ngôi chùa này được dát vàng nó mang trong mình một kiến trúc riêng biệt. Do đó trở nên đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như là một công trình văn hóa mang đầy tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho sự trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết… và cũng chính là biểu tượng của cả quốc gia Lào.
Đây cũng chính là ngôi chùa cổ lớn nhất tại nước Lào.Vào thế kỷ thứ 19, Tháp Thạt Luổng từng bị phá hủy do cuộc xâm lược của người Thái, sau đó đã được khôi phục như nguyên trạng ban đầu.
Được biết đến với biệt danh.“Tháp ngọc trên thế giới”. Thạt Luổng trong tên tháp có ỹ nghĩa là tháp lớn. Xây dựng dưới triều cai trị của vua Xệt Tha Thi Lạt, lúc nhà vua dời đô về Viêng Chăn, trước đó là ở Luông Pha Băng.Thạt được đặt tên là “Che Đi Loka Chulamani” có ý nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”. Những người dân tại đây vẫn quen gọi là Thạt Luổng nhằm chỉ sự vĩ đại, to lớn của tòa tháp này.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 10. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại) SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức timdapan.com"