Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc trang 37, 38, 39 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sốngXác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên. Xác định độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu và trong 4 s cuối. Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết điều gì về sự thay đổi vận tốc của chuyển động trên. Hãy chứng tỏ khi cùng chiều với (a.v>0) thì chuyển động là nhanh dần, khi ngược chiều với (a.v<0) thì chuyển động là chậm dần). Tính gia tốc của ô tô trên 4 đoạn đường tr
Câu hỏi tr 37
Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống:
+ Máy bay đang bay trên bầu trời
+ Xe máy đang chuyển động trên đường
+ Con muỗi đang bay...
CH 1
1. Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên 2. Xác định độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu và trong 4 s cuối 3. Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết điều gì về sự thay đổi vận tốc của chuyển động trên? |
Phương pháp giải:
Biểu thức độ biến thiên vận tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)
Lời giải chi tiết:
1.
Bảng số liệu của chuyển động
Độ biến thiên vận tốc sau 8 s là:
\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{12,5}}{8} = 1,5625(m/{s^2})\)
2.
Độ biến thiên vận tốc sau 4 s đầu chuyển động:
\(a = \frac{{\Delta {v_4}}}{{\Delta {t_4}}} = \frac{{5,28}}{4} = 1,32(m/{s^2})\)
+ Độ biến thiên vận tốc sau 4 s sau chuyển động:
\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{12,50 - 5,28}}{4} = 1,805(m/{s^2})\)
3.
Các đại lượng được xác định trong câu 2 cho ta biết vận tốc của vật chuyển động tăng dần.
CH 2
Hãy chứng tỏ khi \(\overrightarrow a \) cùng chiều với \(\overrightarrow v \) (a.v>0) thì chuyển động là nhanh dần, khi \(\overrightarrow a \) ngược chiều với \(\overrightarrow v \) (a.v<0) thì chuyển động là chậm dần) |
Phương pháp giải:
Gia tốc a cho biết sự thay đổi nhanh chậm của vận tốc.
Lời giải chi tiết:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
+ Giả sử vật chuyển động theo chiều dương nên v >0
+ Khi vật chuyển động nhanh dần thì vận tốc của vật cũng tăng dần, nên theo biểu thức tính gia tốc \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\) , \(\Delta v > 0\)
=> a.v>0
+ Khi vật chuyển động chậm dần thì vận tốc giảm dần, \(\Delta v < 0\)
=> a.v<0
Câu hỏi tr 39
1. a) Tính gia tốc của ô tô trên 4 đoạn đường trong Hình 8.1. b) Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 4 có gì đặc biệt so với sự thay đổi vận tốc trên các đoạn đường khác? 2. Một con báo đang chạy với vận tốc 30 m/s thì chuyển động chậm dần khi tới gần một con suối. Trong 3 giây, vận tốc của nó giảm còn 9 m/s. Tính gia tốc của con báo. 3. Đồ thị ở Hình 8.2 mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc. Tính gia tốc của ô tô: a) Trong 4 s đầu. b) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12. c) Từ giây thứ 12 đến giây thứ 20. d) Từ giây thứ 20 đến giây thứ 28. |
Phương pháp giải:
+ Biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)
+ 1 m/s = 3,6 km/h
Lời giải chi tiết:
1.
a) Đổi 5 km/h = \(\frac{{25}}{{18}}\)m/s; 29 km/h = \(\frac{{145}}{{18}}\)m/s; 49 km/h = \(\frac{{245}}{{18}}\); 30 km/h = \(\frac{{25}}{3}\)m/s
+ Gia tốc trong đoạn đường 1: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{25}}{{18.1}} = \frac{{25}}{{18}} \approx 1,39(m/{s^2})\)
+ Gia tốc trong đoạn đường 2: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{145}}{{18}} - \frac{{25}}{{18}}}}{{4 - 1}} \approx 2,22(m/{s^2})\)
+ Gia tốc trong đoạn đường 3: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{245}}{{18}} - \frac{{145}}{{18}}}}{{6 - 4}} \approx 2,78(m/{s^2})\)
+ Gia tốc trong đoạn đường 4: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{25}}{3} - \frac{{245}}{{18}}}}{{7 - 6}} \approx - 5,28(m/{s^2})\)
b) Trong 4 đoạn đường trên, vận tốc tăng dần, còn gia tốc từ đoạn đường 1 đến đoạn đường 3 tăng dần, nhưng từ đoạn đường 3 đến đoạn đường 4 thì gia tốc giảm dần.
2.
Gia tốc của con báo là:
\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{9 - 30}}{3} = - 7(m/{s^2})\)
3.
a) Trong 4 s đầu:
\(\begin{array}{l}\Delta v = 20(m/s);\Delta t = 4(s)\\ \Rightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{20}}{4} = 5(m/{s^2})\end{array}\)
b) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12
\(\begin{array}{l}\Delta v = 20 - 20 = 0(m/s);\Delta t = 12 - 4 = 8(s)\\ \Rightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = 0(m/{s^2})\end{array}\)
c) Từ giây thứ 12 đến giây thứ 20:
\(\begin{array}{l}\Delta v = 0 - 20 = - 20(m/s);\Delta t = 20 - 12 = 8(s)\\ \Rightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{ - 20}}{8} = - 2,5(m/{s^2})\end{array}\)
d) Từ giây thứ 20 đến giây thứ 28:
\(\begin{array}{l}\Delta v = - 20 - 0 = - 20(m/s);\Delta t = 28 - 20 = 8(s)\\ \Rightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{ - 20}}{8} = - 2,5(m/{s^2})\end{array}\)
Lý thuyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc trang 37, 38, 39 Vật Lí 10 Kết nối tri thức timdapan.com"