Bài 7: Bè xuôi sông La trang 32 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc. Bè xuôi sông La. Vẻ đẹp của dòng sông La được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào. Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong khổ thơ thứ hai. Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng những giác quan nào. Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông. Đọc mở rộng.


Khởi động

Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc. 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và trao đổi với bạn.  

Lời giải chi tiết:

Con sông trải dài, ở giữa hai bên là cánh rừng xanh ngát. Trên sông có những con bè trở gỗ. 


Bài đọc


Câu 1

Vẻ đẹp của dòng sông La được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của dòng sông La được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: trong veo, sóng long lanh 


Câu 2

Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong khổ thơ thứ hai. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

 * So sánh: 

- Sông La với ánh mắt

- Bờ tre với hàng mi

- Gỗ với bầy trâu

- Sóng với vảy cá. 

- Tác dụng: Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; giúp người đọc dễ dàng hình dung độ trong của sông La và nét đẹp của sông La với bờ tre.

* Nhân hóa: 

- Bè đi chiều thầm thì. 

- Tác dụng: Giúp những chiếc bè dường như trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn, dường như cũng đang hòa mình vào với công việc.


Câu 3

Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng những giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng thính giác, thị giác, khứu giác.  


Câu 4

Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Sông La vô cùng tươi đẹp, nên thơ. Cuộc sống của con người hai bên bờ sông rất yên bình, giản dị.  


Đọc mở rộng

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên bàn chân kỳ diệu.

b. Tên: Nguyễn Ngọc Ký. 

    Tình huống: Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay.

c. Học sinh chia sẻ với bạn.

d. Bài học: Luôn luôn phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn.

Bài giải tiếp theo
Bài 7: Luyện tập về vị ngữ trang 34 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Viết bài văn miêu tả cây cối trang 35 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 8: Mùa hoa phố Hội trang 36 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 8: Mở rộng vốn từ Cái đẹp trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 38 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Video liên quan