Bài 5: Tiếng vọng của núi trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Quan sát tranh. Em thấy gì trong bức tranh. Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau. Đọc. Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên A. Gấu mẹ nói gì với gấu con. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. Nghe viết. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc. Trò chơi: G
Câu 1
Quan sát tranh
a. Em thấy gì trong bức tranh?
b. Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau?
Phương pháp giải:
Em quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Em thấy gấu con đứng ở trong núi và nói với núi trong bức tranh.
b. Hai phần của bức tranh:
- Giống nhau: Khi gấu nói với núi sẽ có tiếng vọng lại. Gấu nói gì núi sẽ đáp vọng lại đúng như thế.
- Khác nhau: Một phần bức tranh gấu nói ghét núi và buồn. Phần còn lại gấu nói yêu núi và vui vẻ.
Câu 2
Đọc
Tiếng vọng của núi
Đang đi chơi trong núi, gấu con chợt nhìn thấy một hạt dẻ. Gấu con vui mừng reo lên: “A!”. Ngay lập tức, có tiếng “A!” vọng lại. Gấu con ngạc nhiên kêu to: “Bạn là ai?”. Lại có tiếng vọng ra từ vách núi: “Bạn là ai?”. Gấu con hét lên: “Sao không nói cho tôi biết?”. Núi cũng đáp lại như vậy. Gấu con bực tức: “Tôi ghét bạn.”. Khắp nơi có tiếng vọng: “Tôi ghét bạn.”. Gấu con tủi thân, òa khóc.
Về nhà, gấu con kể cho mẹ nghe. Gấu mẹ cười bảo: “Con hay quay lại và nói với núi: Tôi yêu bạn.”. Gấu con làm theo lời mẹ. Quả nhiên, có tiếng vọng lại: “Tôi yêu bạn.”. Gấu con bật cười vui vẻ.
(Theo 365 truyện kể hằng đêm)
Từ ngữ: tiếng vọng, bực tức, tủi thân, quả nhiên
Câu 3
Trả lời câu hỏi
a. Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên “A!”?
b. Gấu mẹ nói gì với gấu con?
c. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Khi gấu con vui mừng reo lên “A!”, ngay lập tức có tiếng “A!” vọng lại.
b. Gấu mẹ nói với gấu con là: “Con hay quay lại và nói với núi: Tôi yêu bạn.”.
c. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy rất vui.
Câu 4
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3
Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy (…).
Phương pháp giải:
Em chủ động viết câu trả lời vào vở.
Lời giải chi tiết:
Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy rất vui.
Câu 5
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
vui mừng, yêu mến, nhìn thấy, tủi thân, reo lên
a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp (…).
b. Gấu con (…) vì các bạn không chơi cùng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp yêu mến.
b. Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng.
Câu 6
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
chào bạn không chơi với bạn |
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Em chào bạn khi gặp bạn trên đường đi học.
- Em không chơi với bạn.
Câu 7
Nghe viết
Phương pháp giải:
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Em viết bài vào vở.
Câu 8
Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc và hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- iêt: biết, viết, siết
- iêp: tiếp, thiệp, hiệp
- ưc: bực tức
- uc: lúc, múc
Câu 9
Trò chơi: Ghép từ ngữ
Tìm từ ngữ có mối liên hệ với nhau. (Mẫu: bật đèn – sáng)
Phương pháp giải:
Em đọc các từ và dựa theo mẫu để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- bật đèn – sáng
- tắt đèn – tối
- tập thể dục – khỏe mạnh
- mưa – đường ướt
- chăm học – được khen
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 5: Tiếng vọng của núi trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"