Bài 3: Câu hỏi của sói trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát các con vật trong tranh. Các con vật trong tranh đang làm gì. Em thấy các con vật này thế nào. Đọc. Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây. Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. Nghe viết. Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá. Giải câu đố ở bên dưới, tìm ô chữ hàng ngang. Đọc tên nhân vật ở hàng dọc màu hồng. N


Câu 1

Quan sát các con vật trong tranh 

a. Các con vật trong tranh đang làm gì?

b. Em thấy các con vật này thế nào? 

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tranh và trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Các con vật trong tranh đang tay trong tay xếp thành vòng tròn.

b. Em thấy các con vật đều rất vui vẻ, yêu quý nhau. 


Câu 2

Đọc

Câu hỏi của Sói

Một chú sóc đang chuyền trên cành cây bỗng trượt chân, rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy, túm lấy sóc. Sóc van nài:

- Xin hãy thả tôi ra!

Sói nói:

- Được, ta sẽ thả, nhưng ngươi hãy nói cho ta biết: Vì sao bọn sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta lúc nào cũng thấy buồn bực?

Sóc bảo:

- Thả tôi ra, rồi tôi sẽ nói.

Sói thả sóc ra. Sóc nhảy tót lên cao, rồi đáp vọng xuống:

- Mỗi khi nhìn thấy anh, chúng tôi đều bỏ chạy vì anh hay gây gổ. Anh hay buồn bực vì anh không có bạn bè. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi có nhiều bạn tốt. 

(Theo Truyện cổ Grim)

Từ ngữ: ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gây gổ 


Câu 3

Trả lời câu hỏi

a. Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?

b. Sói hỏi sóc điều gì?

c. Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Sóc đang chuyền trên cành cây bỗng trượt chân, rơi trúng đầu lão sói.

b. Sói hỏi sóc là: Vì sao bọn sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta lúc nào cũng thấy buồn bực?

c. Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói hay gây gổ và không có bạn bè.


Câu 4

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3

Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì (…). 

Phương pháp giải:

Em chủ đông viết bài vào vở. 

Lời giải chi tiết:

Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói hay gây gổ và không có bạn bè. 


Câu 5

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

nhảy nhót, gây gổ, hát, tốt bụng, chăm chỉ

a. Mấy chú chim sẻ đang (…) trên cành cây.

b. Người nào hay (…) thì sẽ không có bạn bè.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây.

b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè. 


Câu 6

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh 

gây gổ          bạn bè            chơi 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và sử dụng từ sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Bạn bè nên chơi với nhau hòa đồng.

- Không nên gây gổ với bạn bè. 


Câu 7

Nghe viết 

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa chữ cái đầu câu.

Lời giải chi tiết:

Em hoàn thành bài viết vào vở.


Câu 8

Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá

Dấu hỏi hay dấu ngã

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Sợ hãi

Xấu hổ

Gây gổ

Buồn bã 

Bay nhảy

Cỏ cây


Câu 9

a. Giải câu đố ở bên dưới, tìm ô chữ hàng ngang. Đọc tên nhân vật ở hàng dọc màu hồng.

Có một chữ “s” trong tên nhân vật này. 

b. Nói về nhân vật đó. 

(1) Sớm sớm lích rích,

Rất thích bắt sâu,

Sâu trốn ở đâu,

Cũng tìm ra được.

(Là con gì?)

(2) Ngày ngày ngồi đợi

Mái hiên ngoài hè

Mỗi khi chủ về

Vẫy đuôi mừng rỡ.

(Là con gì?)

(3) Trông xa tưởng là mèo

Lại gần hóa ra chim

Ban ngày ngủ lim dim

Đêm đêm đi lùng chuột.

(Là con gì?) 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. 

b. Nhân vật ở hàng dọc màu hồng là: Sóc.

Sóc là con vật nhanh nhẹn, hay bay nhảy, chuyền trên cành cây.