Bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả người trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn mở bài của mỗi đề bài sau: a. Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em. 1. Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả. Hoài Vũ 2. Năm nay, cây ổi vườn nhà trổ hoa sớm. Nhìn những chùm hoa trắng muốt, ken dày mỗi đầu cành, em lại mong chóng đến hè để được gặp ông nội – người đã trồng cây ổi này để ghi dấu ngày em chào đời. Theo Nam Nguyên


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 24 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn mở bài của mỗi đề bài sau:

a. Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

1. Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả.

Hoài Vũ

2. Năm nay, cây ổi vườn nhà trổ hoa sớm. Nhìn những chùm hoa trắng muốt, ken dày mỗi đầu cành, em lại mong chóng đến hè để được gặp ông nội – người đã trồng cây ổi này để ghi dấu ngày em chào đời.

Theo Nam Nguyên

b. Đề bài: Viết bài văn tả một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.

1. “Cô giáo em người xinh xinh, cô hay cười mắt cô long lanh...”. Mỗi khi nghe giai điệu bài hát “Cô giáo em” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường, em lại nhớ tới cô Thị – cô giáo dạy em năm lớp Một. Nụ cười tươi tắn và sự ân cần của cô đã đem đến cảm giác ấm áp, thân thương cho chúng em những ngày đầu tới lớp.

Theo Ngân Thương

2. Năm học này, lớp 5A của em được thầy Trung chủ nhiệm. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chúng em đã rất ấn tượng với giọng nói trầm ấm và khiếu hài hước của thầy.

Theo Phan Thu Trang

Phương pháp giải:

Em đọc các mở bài.

Lời giải chi tiết:

Em đọc các mở bài.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Xếp các đoạn mở bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

Giới thiệu chung về người chọn tả:

- Tên.

- Mối quan hệ.

- Ân tượng đặc biệt.

-?

Sử dụng một trong các cách dưới đây để dẫn vào giới thiệu người chọn tả:

– Liệt kê một số người => giới thiệu người chọn tả.

– Giới thiệu người, vật, việc,... gợi nhớ đến người chọn tả.

– Giới thiệu bài thơ, bài hát,... có nhắc đến người chọn tả.

Phương pháp giải:

m đọc kĩ các mở bài và đặc điểm của mỗi loại mở bài để xếp vào nhóm phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Mở bài trực tiếp

Mở bài gián tiếp

1. Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả.

 

2. Năm nay, cây ổi vườn nhà trổ hoa sớm. Nhìn những chùm hoa trắng muốt, ken dày mỗi đầu cành, em lại mong chóng đến hè để được gặp ông nội – người đã trồng cây ổi này để ghi dấu ngày em chào đời.

2. Năm học này, lớp 5A của em được thầy Trung chủ nhiệm. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chúng em đã rất ấn tượng với giọng nói trầm ấm và khiếu hài hước của thầy.

 

1. “Cô giáo em người xinh xinh, cô hay cười mắt cô long lanh...”. Mỗi khi nghe giai điệu bài hát “Cô giáo em” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường, em lại nhớ tới cô Thị – cô giáo dạy em năm lớp Một. Nụ cười tươi tắn và sự ân cần của cô đã đem đến cảm giác ấm áp, thân thương cho chúng em những ngày đầu tới lớp.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em theo một trong hai cách:

a. Mở bài trực tiếp:

- Người chọn tả.

- Ấn tượng nổi bật.

- ?

b. Mở bài giản tiếp:

Người, vật, việc,... có liên quan. => Người chọn tả.

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em theo một trong hai cách như trên.

Lời giải chi tiết:

Trong ca dao tục ngữ, tình mẹ thường được ví với dòng nước mát lành từ trong nguồn chảy ra. Dòng nước ấy luôn đầy ăm ắp, không bao giờ vơi đi, nuôi lớn bao sinh mệnh hai bên bờ. Mẹ cũng vậy. Mẹ đưa em đến với thế giới này. Yêu thương em, nuôi dạy em, bao dung và chở che em vô điều kiện. Mẹ của em tuyệt vời như thế đó!


Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 25 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Ghi lại 3 – 5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây trong bài đọc “Rừng xuân” mà em thích dựa vào gợi ý:

- Từ

- Nghĩa của từ

- Lí do mà em thích

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc “Rừng xuân” để ghi lại 3-5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

- Từ: xanh sẫm, xanh mờ mờ, xanh rờn,…

- Nghĩa của từ: miêu tả mức độ của màu xanh.

- Lí do em thích: Vì màu xanh với nhiều sắc độ khi miêu tả cây cối giúp cây trở nên có sắc độ, tầng lớp hơn, tả được kĩ hơn từng loài cây giúp người đọc dễ hình dung.

Bài giải tiếp theo