Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta và đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vậy các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển, phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta như thế nào? Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh là gì?
Mở đầu
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được xem là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta và đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vậy các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển, phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta như thế nào? Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh là gì?
Phương pháp giải:
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển, phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta.
- Chỉ ra được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ( phần IV. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh – SGK trang 120)
Lời giải chi tiết:
- Các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển, phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
+ Các nhân tố tự nhiên: địa hình, đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
+ Các nhân tố kinh tế - xã hội: nguồn lao động, khoa học - công nghệ, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường tiêu thụ.
- Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh:
+ Nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
+ Giảm phát thải thải
+ Bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái
+ Đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững
+ Phát triển kinh tế xanh.
1
Dựa vào thông tin, hãy phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I – mục 1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (SGK trang 114)
- Chỉ ra được các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Rồi lấy ví dụ cụ thể.
Lời giải chi tiết:
a) Các nhân tố tự nhiên:
- Địa hình, đất:
+ 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp; đất fe-ra-lit; có các cao nguyên rộng lớn nhiều đồng cỏ => thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.
+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, đất phù sa => thuận lợi sản xuất lương thực, thực phẩm. Ví dụ: đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta đồng thời là vựa lúa lớn nhất cả nước.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, năng suất cao, nhiều cây trồng giá trị kinh tế lớn. Khí hậu phân hóa => đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau. Ví dụ: các tỉnh vùng Đông Nam Bộ phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều,…
+ Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai=> sản xuất bấp bênh. Ví dụ: những trận bão với mưa lớn nhiều ngày khiến lúa và các cây trồng khác bị ngập trong nước, thiệt hại mùa màng nghiêm trọng.
- Nguồn nước: mạng lưới sông, hồ dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào => thuận lợi tưới tiêu nước trong sản xuất, cung cấp phù sa cho đồng ruộng. Ví dụ: sông Hồng là nguồn cung cấp nước tưới và bồi đắp phù sa mỗi năm cho vùng đồng bằng sông Hồng.
- Sinh vật phong phú, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt => phát triển ngành trồng trọt; nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. Ví dụ: các giống cây trồng như chè, cà phê, sầu riêng, mãng cầu; các giống vật nuôi tốt như: lợn ỉ, gà đông tảo, ngựa bạch,…
b) Các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động đông (người trong độ tuổi lao động chiếm 67,6% tổng dân số), có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng được nâng cao => áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: hiện nay việc sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng nhiều công nghệ như: máy cấy, máy gặt, máy sấy thóc, trồng rau thủy canh trong nhà kính,…
- Khoa học - công nghệ phát triển, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản => đáp ứng nhu cầu thị trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,… bảo vệ môi trường. Ví dụ: phát triển các giống lúa mới cho năng suất cao, chịu hạn, chịu mặn và ít sâu bệnh.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, công nghiệp chế biến được đẩy mạnh => nâng cao năng suất, giá trị nông sản, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Ví dụ: sản phẩm vải thiều nhờ công nghiệp chế biến đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao.
- Chính sách phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, ứng dụng công nghệ, liên kết trong sản xuất, khuyến khích phát triển hợp tác => thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thu hút vốn đầu tư. Ví dụ: hình thành các hợp tác xã nông nghiệp với những hoạt động như cung ứng hàng hóa, chế biến nông sản, tiếp thị và tiêu thụ nông sản,…
- Thị trường tiêu thụ:
+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành vùng sản xuất hàng hóa,…Ví dụ: mặt hàng nông sản của Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Thị trường tiêu thụ có sự biến động làm ảnh hưởng đến sản xuất. Ví dụ: nông sản Việt Nam thường xuyên bị các thương lái Trung Quốc ép giá khiến nông dân được mùa nhưng mất giá.
2
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt ở nước ta.
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I – mục 2a. Trồng trọt (SGK trang 115)
- Dựa vào hình 4 và chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
a.
- Trồng trọt là ngành sản xuất chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích các cây trồng có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phát huy điều kiện sản xuất.
+ Cây lương thực có hạt: chiếm diện tích lớn, chủ yếu là lúa. Sản lượng lúa liên tục tăng, hai vùng sản xuất lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Cây công nghiệp hàng năm gồm: mía, lạc, đậu tương,... trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè,… tập trung thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Cây ăn quả gồm: xoài, cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, chuối,… trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
b.
- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Công nghệ về giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến được đầu tư. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản phẩm không qua giết mổ ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Phân bố:
+ Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
+Gia cầm được nuôi rộng khắp, trong đó Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lượng đàn gia cầm lớn hàng đầu.
1
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy phân tích đặc điểm phân bố rừng ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II – mục 1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng (SGK trang 118)
- Dựa vào hình 4 và chỉ ra những đặc điểm phân bố rừng ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Năm 2021, tổng diện tích rừng cả nước là 14,7 triệu ha, rừng tự nhiên chiếm 69%, rừng trồng chiếm 31%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
- Rừng tự nhiên gồm rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
+ Rừng phòng hộ gồm: rừng đầu nguồn các con sông, rừng phi lao chắn cát, rừng ngập mặn ven biển,… tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Rừng đặc dụng là các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia; tập trung ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và trên các đảo.
- Rừng trồng: phân bố nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Chủ yếu là rừng sản xuất, có khả năng khai thác gỗ làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế và xuất khẩu.
2
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II – mục 2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (SGK trang 119)
- Dựa vào hình 4 và chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Năm 2021, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm khoảng 2,9% giá trị sản xuất của ngành, tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình giai đoạn 2010-2021 đạt 6,6%/năm.
- Hoạt động khai thác rừng đóng góp phần lớn cho giá trị sản xuất. Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng năm 2021 là 18,9 triệu m3. Vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu lấy giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa,… Diện tích rừng trồng mới trung bình hàng năm đều tăng. Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng như:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lí, chăm sóc, cảnh báo cháy rừng.
+ Phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
+ Trồng cây dược liệu dưới tán rừng
+ Du lịch sinh thái
- Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
1
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy phân tích đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần III – mục 1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản (SGK trang 119)
- Dựa vào hình 4 và chỉ ra những đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Nguồn lợi thủy sản phong phú: trên 2000 loài cá, 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân mềm. Ngoài ra còn có một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: rong biển, bào ngư, đồi mồi, chim biển, ngọc trai, tôm hùm, cá ngừ,…
- Có các ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều ao, hồ => thuận lợi nuôi thủy sản nước ngọt. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản tập trung nhiều ở: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh,… => khả năng nuôi thủy sản nước mặn, lợ.
2
Dựa vào thông tin và hình 4, hãy trình bày sự phát triển và phân bố thủy sản ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần III – mục 2. Sự phát triển và phân bố thủy sản (SGK trang 120)
- Dựa vào hình 4 và chỉ ra sự phát triển và phân bố thủy sản ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2010 - 2021 tăng trung bình 6,6%/năm. Cơ cấu tỉ trọng sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn thủy sản khai thác.
- Khai thác hải sản xa bờ ngày càng được đẩy mạnh với việc ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến như: định vị tàu thuyền và vùng khai thác hải sản, truy xuất nguồn gốc khai thác hải sản, hướng tới khai thác biển bền vững,… Các tỉnh có sản lượng cá biển khai thác lớn nhất là: Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Nuôi trồng thủy sản với sản phẩm đa dạng như: cá, tôm, ngọc trai, cua, nhuyễn thể, rong biển,… Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thủy sản lớn ở nước ta. Đang phát triển theo hướng xanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ, sinh thái, công nghệ cao.
? mục 4
Đọc thông tin, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần IV. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh (SGK trang 120)
- Chỉ ra những ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải.
- Giảm phát thải và sử dụng hóa chất.
- Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp.
- Đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường.
- Góp phần phát triển kinh tế xanh.
Luyện tập
Dựa vào bảng 4.5, hãy xử lí số liệu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần III – mục 2. Sự phát triển và phân bố thủy sản (SGK trang 120)
- Xử lí số liệu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
Lời giải chi tiết:
- Xử lí số liệu:
Bảng: Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: %)
- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác, tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng, cụ thể:
+ Sản lượng thủy sản khai thác giảm liên tục qua các năm, từ 48,1% năm 2010 xuống chỉ còn 44,8% năm 2021.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục qua các năm, từ 51,9 % năm 2010 tăng lên đạt 55,2% năm 2021.
Vận dụng
hu thập thông tin, hình ảnh về một sản phẩm nông nghiệp ở nước ta (một cây trồng, vật nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,…).
Phương pháp giải:
Thu thập thông tin, hình ảnh về một sản phẩm nông nghiệp ở nước ta (một cây trồng, vật nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,…).
Lời giải chi tiết:
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, vải là cây ăn quả chủ lực tại các tỉnh miền Bắc, với diện tích năm 2023 đang duy trì 58.800 ha, chiếm gần 60% tổng diện tích cây ăn quả chủ lực toàn miền. Trong đó, chủ yếu là vải thiều với sản lượng ước đạt 330.000 tấn. Năm 2023, sản lượng quả vải thiều của Bắc Giang không cao nhưng tổng giá trị doanh thu lại cao nhất từ trước đến nay. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều của toàn tỉnh ước đạt trên 201.600 tấn. Giá trị doanh thu từ quả vải và các dịch vụ phụ trợ ước đạt trên 6.876 tỷ đồng, trong đó riêng quả vải thiều trên 4.658 tỷ đồng, tăng hơn 247 tỷ đồng so với năm 2022. Ngoài các thị trường truyền thống, vải thiều Bắc Giang năm nay tiếp tục chinh phục thị trường cao cấp, khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, EU UAE, Qatar… một số nước khu vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều timdapan.com"