Bài 36. Động vật trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Hoàn thành bảng sau về môi trường sống của động vật.
36.1
Hoàn thành bảng sau về môi trường sống của động vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
36.2
Hoàn thành tiếp các câu sau:
- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng ………………..
- Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng ……………………
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và các ví dụ trong SGK để điền vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.
- Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống.
36.3
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) rồi điền vào ô trống.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức em đã học trong bài để đánh giá những câu dẫn là đúng hay sai.
Lời giải chi tiết:
36.4
Môi trường sống của hầu hết các loài giun dẹp là
A. các vùng nước ven biển. B. các vùng ao, hồ nước ngọt.
C. các vùng đầm lầy. D. trong cơ thể động vật.
Phương pháp giải:
Một số giun dẹp sống tự do trong nước, còn lại hầu hết các loài giun dẹp sống kí sinh trong cơ thể thường và động vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
36.5
Cơ thể giun đũa có hình gì?
A. Hình dải. B. Hình ống (trụ). C. Hình bản dẹt. D. Hình lá.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 36.3 SGK KHTN 6. Cơ thể giun đũa hình ống (trụ).
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
36.6
Nối theo mẫu.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhóm động vật ngành động vật không có xương sống để nối theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
36.7
Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, viết một từ khóa là dấu hiệu để biết chúng thuộc ngành nào.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để kể tên những dấu hiệu nhận biết từng nhóm động vật trong ngành động vật không xương sống.
Lời giải chi tiết:
36.8
Quan sát các hình sau và hoàn thành bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để chỉ ra điểm nhận biết của từng động vật đã nêu trong bảng, chúng thuộc ngành nào.
Lời giải chi tiết:
36.9
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) rồi điền vào ô trống.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các nhóm động vật có xương sống để đánh giá những câu dẫn trong bảng là đúng hay sai.
Lời giải chi tiết:
36.10
Nối theo mẫu.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các nhóm động vật có xương sống để nối theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
36.11
Hoàn thành tiếp các câu sau đây.
- Lớp Cá sụn là lớp cá có bộ xương bằng …………, thường sống ở ………………
- Lớp Cá xương là lớp cá có bộ xương bằng …………, thường sống ở ……………
Phương pháp giải:
Cá gồm 2 lớp chính:
Lớp cá sụn: Sống dưới nước mặn và nước lợ; có bộ xương bằng chất sụn. Đại diện: cá nhám, cá đuối …
Lớp cá xương: Sống ở nước mặn, nước ngọt, nước lợ; có bộ xương bằng chất xương. Đại diện: cá mè, cá chép …
Lời giải chi tiết:
- Lớp Cá sụn là lớp cá có bộ xương bằng chất sụn, thường sống ở nước mặn và nước lợ.
- Lớp Cá xương là lớp cá có bộ xương bằng chất xương, thường sống ở nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
36.12
Hoàn thành tiếp các câu sau đây.
Ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt, nếu nuôi nơi khô ráo, thiếu ẩm thì........................
Vì ………………………………
Phương pháp giải:
Dựa vào những đặc điểm sinh sống của ếch đồng.
Lời giải chi tiết:
Ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt, nếu nuôi nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó sẽ chết.
Vì:
+ Mặc dù có thể hô hấp bằng phổi nhưng ếch vẫn hô hấp chủ yếu qua da nên khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da.
+ Khi ở môi trường khô ráo thì da sẽ bị khô. Khi đó, ếch sẽ không thực hiện được hô hấp, dẫn đến việc bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể trao đổi khí.
36.13
Cá heo và cá voi đều sống ở nước nhưng chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp Động vật có vú. Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm lớp Cá khác gì lớp Động vật có vú.
Lời giải chi tiết:
Cá heo và cá voi thuộc lớp động vật có vú vì chúng hít thở không khí bằng phổi, đẻ con và nuôi chúng bằng tuyến vú; là động vật hằng nhiệt, tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng.
Lớp cá không có các đặc điểm trên.
36.14
Quan sát các hình sau và hoàn thành bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
36.15
Động vật có vai trò gì đối với tự nhiên?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
-
Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
-
Góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.
-
Nhiều loài động vật giúp cải tạo đất: giun đất, dế …
-
Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt: con ong, sóc …
36.16
Động vật có vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
-
Động vật cung cấp nguồn thực phẩm cho em.
-
Cung cấp nguyên liệu để phục vụ đời sống như cừu cho lông, ong cho mật …
-
Dùng làm đồ mỹ nghệ trang sức như trai, ốc …
-
Giải trí và an ninh cho con người.
-
Tiêu diệt sinh vật gây hại cho con người giúp bảo vệ mùa màng như ong mắt đỏ tiêu diệt sâu hại, mèo diệt chuột …
36.17
Kể tên các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật mà em đã từng sử dụng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm có nguồn gốc động vật: vòng ngọc trai, áo lông cừu, mật ong …
36.18
Hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
36.19
Quan sát các hình dưới đây và hoàn thành nội dung sau:
Động vật gây nhiều tác hại đối với thực vật, đó là …………………………
Lời giải chi tiết:
Động vật gây nhiều tác hại đối với thực vật, đó là:
-
Hút nhựa, ăn lá cây
-
Ăn quả, mầm cây
-
Kí sinh gây hại cây
36.20
Hoàn thành bảng sau:
Lời giải chi tiết:
36.21
Quan sát hình và hoàn thành các nội dung sau:
a) Khi ăn thức ăn chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng còn sống đi vào cơ thể người.
Một số loại giun kí sinh trong cơ thể người là …………………………………
b) Một số biện pháp phòng tránh giun, sán là …………………………………
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
a) Khi ăn thức ăn chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng còn sống đi vào cơ thể người.
Một số loại giun kí sinh trong cơ thể người là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim…
b) Một số biện pháp phòng tránh giun sán là:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc
- Tẩy giun định kì 1 – 2 lần/năm
- Ăn chín, uống sôi
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 36. Động vật trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 timdapan.com"