Bài 28. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Củ Chi đã đào hệ thống đường hầm ngầm trong lòng đất. Theo em, hệ thống đường hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi được đào để làm gì? Công trình này gắn liền với những câu chuyện lịch sử nào?
Khởi động
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Củ Chi đã đào hệ thống đường hầm ngầm trong lòng đất. Theo em, hệ thống đường hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi được đào để làm gì? Công trình này gắn liền với những câu chuyện lịch sử nào?
Lời giải chi tiết:
- Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi:
+ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, hệ thống hầm ngầm này được sử dụng với mục đích để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí.
+ Đến kháng chiến chống Mĩ, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
1
1. Quan sát lược đồ hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi.
2. Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.
- Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.
Lời giải chi tiết:
1.
- Vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi:
+ Địa đạo Cù Chỉ là thống phòng thủ, căn cứ bí mật nằm sâu dưới lòng đất từ 3 - 10 m, dài khoảng 250 km thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở Địa đạo Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) và Địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi).
- Một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi là: hầm chỉ huy; hầm cứu thương; bếp Hoàng Cầm; giếng nước; khu xưởng chế tạo vũ khí, bệ bắn,…
- Mô tả công trình bếp Hoàng Cầm:
+ Bếp Hoàng Cầm là loại bếp dã chiến, do Hoàng Cầm sáng tạo ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Bếp được đào dưới đất, có hố đun và hệ thống rãnh dẫn khói, tản khói để cho việc nấu ăn dễ dàng hơn mà không bị kẻ địch phát hiện.
2
Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Lời giải chi tiết:
- Kể lại câu chuyện: Cuộc chiến trong lòng đất
+ Đế quốc Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn để phá huỷ địa đạo, tiến hành nhiều cuộc càn quét hòng tìm ra vị trí các nắp hầm. Chúng dội hàng nghìn tấn bom, chất độc hoá học xuống Củ Chi hòng phá huỷ sự sống ở đây.
+ Với tinh thần đấu tranh “một tấc không đi, một li không rời” cùng lối đánh giặc mưu trí, sáng tạo, du kích và nhân dân Củ Chi đã đập tan mọi âm mưu của kẻ thù. Những hầm chông, bãi mìn tự chế của quân và dân Củ Chi đã trở thành nỗi ám ảnh của quân Mỹ. Để tiếp tế lương thực vào Địa đạo, đồng bào đã tìm ra những cách thức mà địch không thể ngờ đến như: độn nửa lon gạo vào búi tóc của phụ nữ, khoét rỗng cán cuốc rồi đổ gạo vào trong,...
+ Chính sự chở che, đùm bọc của nhân dân cũng đã góp phần vào những chiến thắng vang dội của du kích Củ Chi. Củ Chi xứng đáng với danh hiệu “Đất thép thành đồng”.
- Suy nghĩ của em:
+ Cuộc chiến của nhân dân Nam Bộ tại địa đạo Củ Chi đã thể hiện lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Sự mưu trí, dũng cảm và sáng tạo của du kích và nhân dân Củ Chi đã đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ.
Luyện tập
Lập và hoàn thiện bảng về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi (theo gợi ý dưới đây)
Lời giải chi tiết:
Tên công trình |
Chức năng |
Hệ thống hầm ngầm |
- Các hầm ngầm được dùng để: nghỉ ngơi; cứu thương; dự trữ vũ khí, lương thực; nơi họp bàn của bộ chỉ huy,… |
Bếp Hoàng Cầm |
- Làm tan hoặc loãng khói bếp khi nấu ăn nhằm tránh bị kẻ địch phát hiện. |
Vận dụng
Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
Hiện nay, tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 28. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức timdapan.com"