Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng” (Ca dao) Tháp Mười là một địa danh ở vùng Nam Bộ. Em hãy cho biết câu ca dao trên nói lên điều gì về thiên nhiên vùng Nam Bộ.


Khởi động

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua

Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”

(Ca dao)

Tháp Mười là một địa danh ở vùng Nam Bộ. Em hãy cho biết câu ca dao trên nói lên điều gì về thiên nhiên vùng Nam Bộ.


Lời giải chi tiết:

- Câu ca dao trên phản ánh về đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ là:

+ Đất đai thường bị nhiễm mặn, thiếu nước vào mùa khô.

+ Khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô (nhiệt độ cao, mưa ít); mùa mưa nước lũ dâng cao, thường gây tình trạng ngập lụt.



1

Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

- Xác định vị trí của vùng Nam Bộ trên lược đồ.

- Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ


Lời giải chi tiết:

- Xác định vị trí:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ


Khu vực Nam Bộ tiếp giáp với: Cam-pu-chia; Biển Đông và các khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.



2

a. Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của đỉnh núi Bà Đen và các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

- Cho biết độ cao chủ yếu của vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

b.Đọc thông tin, em hãy nêu đặc điểm chính của khí hậu ở vùng Nam Bộ.

c. Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

- Kể tên và chỉ một số sông lớn ở vùng Nam Bộ trên lược đồ.

- Nêu đặc điểm của sông ngòi ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

d. Đọc thông tin, em hãy cho biết:

- Tên các loại đất chính ở vùng Nam Bộ.

- Các loại đất đó phù hợp để trồng loại cây nào.





Lời giải chi tiết:

a.

- Xác định vị trí:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

- Vùng Nam Bộ chủ yếu có địa hình đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng. Độ cao chủ yếu của vùng Nam Bộ là khoảng 50 m so với mực nước biển.

b.

- Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C.

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

c.

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.

- Đặc điểm chính của sông ngòi:

+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...

+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.

d.

- Vùng Nam Bộ có hai loại đất chính là: đất ba dan và đất phù sa.

+ Đất ba dan (có nhiều ở Đông Nam Bộ) thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu,…

+ Đất phù sa (ở các khu vực đồng bằng) thích hợp để trồng lúa, rau, cây ăn quả,...



3

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 7, em hãy cho biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ


Lời giải chi tiết:

- Ảnh hưởng tích cực: Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng tiêu cực: các hiện tượng như: lũ lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn; thiếu nước vào mùa khô;... gây nhiều khó khăn cho người dân.



Luyện tập

Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ.


Lời giải chi tiết:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ


Vận dụng

Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.


Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp khắc phục khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ:

+ Dẫn nước ngọt vào ruộng để thau chua, rửa mặn (đối với vùng đất bị nhiễm mặn).

+ Lựa chọn và trồng những giống cây chịu mặn phù hợp với tình trạng mặn của đất.

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu.

+ Khai thác hợp lý và bền vững các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản,…)