Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào thông tin mục I và hình 23.1, hãy: Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.


? mục I

Dựa vào thông tin mục I và hình 23.1, hãy:

  • Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.

  • Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Vị trí địa lí Nhật Bản

  • Lãnh thổ trải dài từ 20ºB đến 45ºB và từ 123ºĐ đến 154ºĐ.

  • Là một quốc đảo xung quanh giáp biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. 

  • Các quốc gia lân cận ở vùng biển giáp Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Phía Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan, phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. 

  • Quần đảo có hình vòng cung dài khoảng 3 800km, gồm 4 đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyusu, cùng với hàng nghìn đảo nhỏ khác.

  • Diện tích Nhật Bản:

  • Trên đất liền: 377906,97 km² , rộng thứ 60 trên thế giới.

  • Lãnh hải: 3091 km2.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản

  • Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, do đó có vùng đặc quyền kinh tế rộng cùng với đường bờ biển dài khoảng 29 000km

  • Có nhiều vũng, vịnh kín tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển và xây dựng các cảng biển.

  • Do lãnh thổ kéo dài nên tự nhiên Nhật Bản phân hoá đa dạng.

  • Lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại còn gặp nhiều bất tiện.

  • Hơn nữa, NB nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xuất hiện núi lửa, động đất, sóng thần,… gây thiệt hại về người và kinh tế.


? mục II

Dựa vào thông tin mục II và hình 23.1, hãy:

  • Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.

  • Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đến kinh tế của Nhật Bản

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Địa hình

- Chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa và có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

- Bờ biển dài và khúc khuỷa.

- Thiếu đất canh tác.

- Động đất, núi lửa phun trào.

- Phát triển nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển.

- Có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Xây dựng các hải cảng.

Khí hậu

- Gió mùa và mưa nhiều.

- Có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: Bắc - Ôn đới gió mùa và Nam - Cận nhiệt đới gió mùa.

- Tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.

- Thiên tai: bão, lũ và mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều.

Sinh vật

- Diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng lên đến 68,4% (Năm 2020).

- Phong cảnh tự nhiên và tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng.

- Tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.

- Một số vườn quốc gia là địa điểm thu hút du lịch.

Biển

- Vùng biển rộng lớn, cùng với đường bờ biển dài.

- Vùng biển nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.

- Là nơi giao thoa giữa các dòng biển.

- Đường bờ biển dài, tài nguyên phong phú tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển.

- Giao thông vận tải biển phát triển, có nhiều ngư trường lớn, tạo thuận lợi khai thác thuỷ sản.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch.

- Tuy nhiên, vùng biển hay gặp nhiều thiên tai, bão, lũ,… gây thiệt hại về kinh tế và con người.

Sông ngòi

- Nhỏ, ngắn và dốc.

- Có nhiều suối nước nóng.

- Có giá trị thủy điện và tưới tiêu.

- Phát triển du lịch.

Khoáng sản

- Nghèo, chỉ có một số loại: than đá, đồng.

- Thiếu nhiên liệu để phát triển công nghiêp.


1

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 23.3, hãy:

  • Nêu đặc điểm nổi bật về dân cư Nhật Bản.

  • Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

Phương pháp giải:

 Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm dân cư Nhật Bản

  • Là quốc gia có dân số đông 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và có xu hướng giảm qua từng năm.

  • Thành phần dân tộc của Nhật Bản cơ bản khá đồng nhất.

  • Mật độ dân số cao (338 người/km2 năm 2020), phân bố chủ yếu ở các thành phố và đồng bằng ven biển.

  • NB có mức đô thị cao, với 92% số dân sống trong các đô thị (Năm 2020).

  • Là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp.

  • Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 29,0% năm 2020, so với năm 2000 là 17,4%.

  • Trong khi đó tỷ lệ dân cư trong độ tuổi từ 15 – 65 tuổi năm 2020 là 59,0%, so với năm 2000 tỷ lệ này là 68,0%.

* Ảnh hưởng

Thuận lợi

  • Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.

  • Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao

  • Đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế.

Khó khăn

  • Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai.

  • Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...)

 


2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Tác động của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

  • Nhật Bản có nền văn hoá phát triển lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: trà đạo, thư pháp, Sumo, trang phục truyền thống Ki-mô-nô,…

  • Đồng thời, còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước.

=> Tạo điều kiện thuận lợi và mang lại giá trị trong phát triển du lịch Nhật Bản.

  • Người Nhật Bản chăm chỉ, cần cù, ý thức tự giác và kỷ luật trong công việc.

  • Là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

=> Là một nguồn lực quan trọng đưa Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới.

  • Mức sống của người dân ở mức cao, GNI/người khoảng 40 000USD/năm (Năm 2020), HDI ở mức 0.923 năm 2020.

  • Hệ thống y tế phát triển mạnh, thực hiện được chế độ y tế bắt buộc với mọi người dân.

=> Nhờ đó, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình thuộc loại cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

 



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến